Tình trạng trẻ không chịu ăn rau là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu, lo lắng con mình sẽ thiếu chất xơ cũng như các vitamin cần thiết cho cơ thể. Do đó nhiều bà mẹ đã tập cho con ăn rau từ rất nhỏ rồi đưa vào cho con trẻ những thực đơn chủ đạo là rau củ.
Tuy nhiên đó không được đánh giá là ý kiến hay mà ngược lại còn chính là phản khoa học trong chế độ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Trẻ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cho cơ thể khỏe mạnh để phát triển toàn diện.
Những người theo chế độ ăn thuần thực vật thường giảm cân tốt, thân hình thanh mảnh rõ ràng. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trẻ em có nhu cầu năng lượng rất cao và chế độ ăn này có thể không cung cấp đầy đủ calo, làm giảm mức năng lượng của trẻ, khiến bé chậm phát triển. Nguy cơ thiếu vitamin B12 (rất cần cho sự phân chia tế bào), tổn thương thần kinh và thiếu máu hồng cầu to, gây rối loạn máu.
Ăn chế độ thực vật chủ đạo không phải là cắt bỏ hoàn toàn thịt cá, trứng sữa hay các loại thực phẩm giàu chất đạm để ăn rau ăn trái cây mà nên hiểu đúng nghĩa "thực vật chủ đạo" chính là bữa ăn nhiều rau nhưng vẫn đủ chất với thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
Một ngày trẻ nhỏ trải qua rất nhiều hoạt động vui chơi, vì thế chúng cần được bổ sung các chất cần thiết cho quá trình phát triển, nếu chỉ ăn rau sẽ không có đủ chất và cơ thể không đảm bảo sức khỏe.
Phụ huynh có thể chọn đa dạng các loại rau trong bữa ăn của con mình giúp kích thích sự tìm hiểu cũng như vị giác muốn nếm thử loại rau đó. Tuy nhiên xen lẫn với rau vẫn cần có thịt, cá và các thực phẩm dinh dưỡng khác có chứa carbonhydrate bởi nếu ngăn chặn các loại thực phẩm giàu carbohydrate có thể sẽ dẫn đến thiếu năng lượng, không dung nạp được chất xơ khiến trẻ trở nên suy dinh dưỡng thiếu chất.
Mặc dù ăn rau nhiều sẽ rất tốt cho sức khỏe cũng như góp phần bảo vệ môi trường nhưng đừng bắt con trẻ chỉ ăn rau, cũng đừng cấm tiệt các món ăn khoái khẩu chứa nhiều chất béo như gà rán,... mà hãy tập từ từ cho con một chế độ ăn lành mạnh và đảm bảo cân dinh dưỡng để con trẻ có thể phát triển toàn diện nhất