Tủ lạnh là thiết bị điện không thể thiếu trong gia đình. Nó luôn hoạt động 24/7 nên cũng ngốn một lượng điện kha khá. Bạn cần biết cách điều chỉnh chế độ của tủ lạnh cho phù hợp để giúp tủ hoạt động hiệu quả, tránh lãng phí điện.
Trong tủ lạnh có 2 nút điều chỉnh cơ bản mà bạn nên nắm rõ. Cả hai nút này đều có chức năng điều chỉnh độ lạnh của ngăn đá và ngăn mát nhưng nguyên lý hoạt động của chúng lại khác nhau.
Ngăn đông tủ lạnh là nơi dùng để bảo quản các loại thực phẩm tươi sống cùng các loại đồ khô. Vì vậy cần được điều chỉnh nhiệt độ đúng cách để bảo quản các loại thực phẩm này. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm tươi sống ở ngăn đông được nhiều chuyên gia khuyến khích là khoảng -18 độ C. Ở nhiệt độ này vi khuẩn và các loại nấm mốc trong đồ ăn không phát triển được. Nếu tủ lạnh không có quá nhiều đồ, bạn có thể tăng nhiệt độ ngăn đông lên -16 độ C để tiết kiệm điện năng hơn.
Thực phẩm tại ngăn mát thường được sử dụng ngay hoặc chậm nhất là trong một tuần. Vì thế nhiệt độ để bảo quản ngăn mát khoảng từ 2 đến 4 độ C. Bình thường, bạn co thể điều chỉnh nhiệt độ ngăn mát ở mức trung bình là số 4. Nếu như khối lượng đồ ăn trong ngăn mát nhiều, bạn có thể hạ nhiệt độ hoặc tăng cường quạt gió về ngăn mát để giữ được độ tươi cho thực phẩm.
Tùy theo thiết kế của tủ mà nút điều chỉnh này có thể khác nhau. Ví dụ như trong hình trên, nếu gạt qua trái, hơi lạnh sẽ được phân bổ xuống ngăn lạnh nhiều hơn. Nếu gạt qua phải, hơi lạnh sẽ được ưu tiên chia cho ngăn đá.
Nắm được nguyên lý hoạt động này, bạn sẽ điều chỉnh nhiệt độ và cách sử dụng cho hợp lý. Ví dụ, nếu bạn ít sử dụng ngăn đá và chỉ tập trung bảo quản thực phẩm trong ngăn mát thì hãy để mức quạt gió ở ngăn đá thấp hơn. Như vậy, bạn không cần điều chỉnh tăng công suất của tủ mà ngăn mát vẫn đủ lạnh.
Hiện nay, một số dòng tủ hiện đại sẽ thay các nút này bằng bảng điều khiển điện tử nhưng chức ngăn cũng không có sự khác biệt. Trên bảng điện tử sẽ có một phần dùng để điều chỉnh nhiệt độ của ngăn mát và một phần của ngăn đá. Bạn chỉ cân căn cứ vào nhu cầu sử dụng và điều chỉnh cho hợp lý là được. Ví dụ như nếu dùng ngăn mát nhiều hơn và hầu như không cần bảo quản thực phẩm bằng ngăn đá thì nên để nhiệt độ của ngăn đá cao hơn để không lãng phí điện vào việc làm lạnh cho ngăn đá.
Một số cách giúp tiết kiệm điện cho tủ lạnh
Không mở ra đóng vào nhiều lần
Khi nấu ăn, bạn nên tính xem mình cần nấu món gì và lấy đủ số nguyên liệu ra khỏi tủ lạnh để tránh việc mải mở cửa tủ ra nhiều lần và mở quá lâu. Việc đóng mở tủ liên tục sẽ làm nhiệt độ bên trong thay đổi, dàn lạnh phải làm việc nhiều hơn để giữ được độ lạnh cần thiết và gây tốn điện hơn.
Các bạn nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, khoảng 2 - 3 tháng/lần để tránh phát sinh vi khuẩn. Ngoài ra, việc này còn giúp các bạn hạn chế được việc bụi bẩn bám vào các lỗ cung cấp khí lạnh khiến máy nén phải hoạt nhiều hơn để cung cấp đủ nhiệt độ, làm hao phí điện năng của gia đình.
Không để thực phẩm nóng vào tủ lạnh
Bạn không nên để đồ ăn nóng vào tủ lạnh vì chúng sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong tủ. Dàn lạnh sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù nhiệt, giúp giữ độ lạnh cần thiết.
Không đặt quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh
Bạn chỉ nên bỏ một lượng thực phẩm vừa phải vào tủ để đảm bảo các món đồ được bảo quản tốt nhất, tủ cũng làm việc hiệu quả nhất.
Các ron cao su (còn gọi là gioăng tủ lạnh) ở cửa sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hỏng hóc, làm tủ bị thoát khí lạnh. Các bạn có thể thử nghiệm bằng cách kẹp một tờ giấy mỏng vào khe tủ, nếu bạn dễ dàng kéo tờ giấy đi dọc theo khe hở thì ron cao su nhà bạn cần được thay thế. Ngoài ra, cũng cần nhớ vệ sinh chúng thật cẩn thận để tránh bụi bẩn làm hở cửa tủ nhé.