Vì sao ăn tỏi nhiều lợi ích?
Việc sử dụng tỏi đã được ghi chép lại bởi nhiều nền văn minh lớn, bao gồm người Ai Cập, người Babylon, người Hy Lạp, người La Mã và Trung Quốc… Các hợp chất lưu huỳnh từ tỏi khi vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng sinh học mạnh mẽ.
Tỏi chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như mangan, selen, vitamin C, vitamin B6 và các chất chống ô xy hóa khác, bao gồm cả allicin. Những lợi ích sức khỏe của tỏi đã được công nhận trong nhiều thế kỷ, kể từ khi bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates kê đơn nó để điều trị tất cả các loại bệnh tật.
Tăng cường miễn dịch và chữa cảm cúm
Tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm mức độ nghiêm trọng và kéo dài của các triệu chứng cảm cúm, theo Hindustan Times.
Một nghiên cứu cho thấy bổ sung tỏi hằng ngày làm giảm 63% những người tham gia bị cảm lạnh. Các nghiên cứu cũng cho thấy các triệu chứng cảm lạnh đã giảm trung bình từ 5 ngày xuống còn 1,5 ngày.
Hạ huyết áp cao
Tỏi có lợi ích chống viêm và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn trong cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy uống bổ sung tỏi giúp giảm huyết áp 10%.
Liều lượng cần thiết là 600 đến 1.500 mg chiết xuất tỏi già. Tương đương với khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, có thể băm nhỏ cho vào bữa ăn.
Giảm cholesterol
Tỏi cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol. Nghiên cứu cho thấy bổ sung tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu khoảng 10-15%.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì nó làm giảm cholesterol và huyết áp. Nó cũng rất tốt trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách làm giãn các mạch máu bị cứng và ngăn ngừa kết tập tiểu cầu.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỏi làm tăng sản xuất oxit nitric có thể làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu.
Nó cũng ngăn không cho tiểu cầu liên kết với protein, làm giảm cục máu đông. Khi đề cập đến trợ giúp bệnh tim, tỏi đã giúp người bệnh được hồi phục.
Xương khỏe hơn
Có một số bằng chứng cho thấy tỏi có thể giúp giảm mất xương bằng cách tăng cường estrogen ở phụ nữ đặc biệt là sau khi mãn kinh. Bổ sung một lượng tỏi hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương và viêm xương khớp.
Một số căn bệnh dễ gặp mùa Đông
Cảm lạnh
Bạn có thể phòng tránh cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Điều này giúp bạn loại bỏ vi khuẩn mà bạn có thể bị nhiễm từ việc chạm vào các đồ vật được sử dụng chung với những người xung quanh, chẳng hạn như công tắc đèn và tay nắm cửa.
Điều quan trọng là phải rửa tay đúng cách. Cần thiết phải giữ cho nhà cửa và đồ gia dụng như ly, tách và khăn sạch sẽ, đặc biệt là nếu ai đó trong nhà bạn bị ốm. Nếu bạn bị cảm lạnh, hãy sử dụng khăn giấy dùng một lần thay vì khăn tay để tránh phải rửa tay và giặt khăn liên tục.
Viêm họng
Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus. Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệch nhiệt độ - chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá - cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.
Đau khớp
Nhiều người bị viêm khớp cho biết khớp của họ trở nên đau đớn và cứng hơn vào mùa đông dù không rõ nguyên nhân. Không có bằng chứng cho thấy sự thay đổi thời tiết gây ra những tổn hại chung đến khớp.
Nhiều người bị trầm cảm nhẹ trong những tháng mùa đông u ám và điều này có thể làm cho họ cảm thấy đau đớn hơn. Tập thể dục hàng ngày có thể làm tăng trạng thái tinh thần và thể chất, đặc biệt như bơi vì nó tác động lên các khớp.
Hen suyễn
Không khí lạnh là một yếu tố chính gây ra các triệu chứng hen như thở khò khè và thở dốc. Những người bị hen nên đặc biệt cẩn thận vào mùa đông. Hen suyễn đề lại nhiều gánh nặng trên từng cá nhân, gia đình và toàn bộ xã hội
Hãy ở trong nhà vào những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy đeo khăn hoặc khẩu trang che kín mũi và miệng. Cẩn thận hơn hãy tích trữ các loại thuốc thông thường và giữ thuốc dạng hít hoặc dạng xịt bên mình. Luôn chú ý giữ ấm để tránh bị bệnh suyễn tấn công.
Cách dùng tỏi trị bệnh mùa Đông
Tỏi ngâm mật ong
Là món ăn giúp dưỡng gan, dưỡng dạ dày, làm giảm căng thẳng. Đây là món ăn bổ dưỡng, tốt hơn vạn thuốc bổ, giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết, tỏi có vị cay, tính ôn, chứa các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2... có tác dụng kích thích tiêu hoa, giải độc, trừa đờm, sát khuẩn. Trong Đông y, tỏi được dùng để trị các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, tả, lị, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu...
Mật ong được dùng làm thuốc bổ toàn thân, nhuận tràng, sát khuẩn, chữa viêm loét dạ dày, tá tràng... Kết hợp tỏi với mất ong sẽ đem lại món ăn dưỡng nội tạng siêu tốt. Cách làm tỏi ngâm mật ong rất đơn giản. Bạn chỉ cần bóc sạch vỏ tỏi rồi bỏ vào bình thủy tinh. Rót mật ong vào ngập tỏi. Ngâm 2-3 tuần là có thể sử dụng.
Tỏi ngâm đường phèn
Vào mùa đông, nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp thường tăng lên và rất khó tránh. Bạn nên chuẩn bị sẵn một lọ tỏi ngâm đường phèn trong nhà để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh này.
Tỏi ngâm đường phèn giúp nhuận phổi, giảm ho, ngăn ngừa cảm cúm. Những người hay bị ốm vặt vào mùa lạnh nên sử dụng.
Lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế. Trường hợp bị viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, đau dầu, chóng mặt... có thể dùng đường phèn để làm dịu cổ họng, giảm khó chịu.
Kết hợp đường phèn với tỏi, bạn sẽ có một hỗn hợp bồi bồ sức khỏe rất tuyệt vời.
Cách làm: Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc thái lát hoặc để nguyên cả tép tỏi rồi cho vào bình thủy tinh. Đổ đường phèn đã xay vào, cứ một lớp tỏi lại rải một lớp đường phèn. Đậy nắp, cất đi, sau 30 ngày lấy ra sử dụng.
Tỏi ngâm giấm gạo
Hỗn hợp tỏi ngâm giấm gạo rất tốt cho những người muốn giảm mỡ máu, giảm huyết áp.
Trong Đông y, giấm gạo có vị chua, tác dụng bổ dưỡng gan. Giấm gạo được sử dụng đẻ trị chướng bụng, tích trệ do uống nhiều rượu, ăn nhiều thịt cá. Uống vài li nhỏ giấm gạo cho nôn ra hoặc đại tiện thông là khỏi.