Phụ Nữ Sức Khỏe

Mì ăn liền chế biến không đúng cách sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm, chẳng khác nào rước ung thư vào người

Mì ăn liền là một loại thực phẩm phổ biến. Thế nhưng sẽ là “lợi bất cập hại”, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như lạm dụng loại thực phẩm này.

Mì ăn liền (còn gọi là mì gói, mì tôm) đã trở thành món ăn quen thuộc đối với nhiều người. Đặc biệt là mùa World Cup, nhiều người có thói quen thức đêm xem bóng đá thường ăn gói mì vừa nhanh vừa gọn. Nhưng hầu như không ai suy nghĩ hoặc để tâm đến mì gói có giá trị dinh dưỡng gì với sức khỏe chúng ta.

Hiện đang có hai loại mì ăn liền phổ biến là “mì chiên” và “mì không chiên” (hay còn gọi là mì sấy) để người tiêu dùng có thể lựa chọn sử dụng tùy theo sở thích về sợi mì, hương vị hay cách chế biến.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phần lớn các loại mì ăn liền đều có hàm lượng calorie thấp (188 calorie), có ít chất xơ (1g) và protein (4g) trong mỗi khẩu phần mì tiêu chuẩn. Chúng cũng thiếu một số thành phần dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, vitamin C, vitamin B12…

Bên cạnh đó, mì ăn liền có giá trị năng lượng cao với một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa 45g chất bột đường (carbohydrate), 14,3g chất béo (lipid), 8,9g đạm (protein) có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 320 kcal, chiếm 15% nhu cầu năng lượng mỗi ngày.

Ăn mì tôm kéo dài gây hại gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng bạn không nên ăn mì gói thường xuyên vì  ăn mì gói thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nổi mụn trầm trọng hơn kể cả khi bạn ăn loại mì được quảng cáo "không nóng" như mì khoai tây vì các tuyến bã nhờn trên da phải hoạt động mạnh hơn để đào thải chất béo ra khỏi cơ thể. Mì gói không gây ung thư nếu thỉnh thoảng ăn, tuy nhiên lượng muối, chất béo transfat trong mì sẽ làm tăng nguy cơ về lâu dài nếu lạm dụng.

Calo trong mì tôm chứa nhiều carbohydrate, khiến cơ thể tăng 33,7 % chất béo và 10,7 % lượng protein thực vật. Như thế nếu chỉ ăn mì tôm, ăn thay cho cả bữa chính thì cơ thể sẽ thiếu khá nhiều dinh dưỡng.

Không chỉ kém về dinh dưỡng, thành phần của mì tôm với khá nhiều chất phụ gia cũng gây nhiều tác động lên sức khỏe:

Có chứa hàm lượng Natri cao : có thể thấy, chế độ ăn uống với nhiều muối như mì ăn liền có thể dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, đối với những người bị nhạy cảm với muối có thể dẫn đến tăng huyết áp, gây tổn thương cho tim và thận.

Chất béo trong mì tôm (từ dầu chiên, bột mì, gói dầu gia vị) xét ra chủ yếu là loại Trans fat - chất béo dư thừa có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao...

Không chỉ có lượng calorie thấp mà mì ăn liền còn chứa ít chất xơ và protein, vì vậy, nó không phải là lựa chọn tốt cho mục đích giảm cân.

2. Cách chế biến mì gói an toàn

Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bát mì

Để tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu chất khi phải ăn mì ăn liền quá nhiều, bạn có thể bổ sung rau hoặc thịt để gia tăng khẩu vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng. Trước khi pha mì, bạn có thể đập thêm một quả trứng vào tô hoặc vài lát thịt bò tươi kèm rau xanh cũng là gợi ý rất thú vị. Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm. Nên bổ sung nhiều rau xanh vào món mỳ ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.

Đổ nước nấu mì đầu tiên

Rất nhiều loại mì ăn liền hiện nay là mì đã được chiên qua dầu để đảm bảo độ giòn và dai cho sợi mì. Do đó, khi pha mì, hãy khoan cho gói gia vị vào và hãy đổ ngay nước đầu tiên trong bát mì để hạn chế những độc hại do dầu ăn và muối gây ra.

Sau đây là cách nấu mì ăn liền ĐÚNG cách, tuy hơi mất thời gian hơn nhưng chúng ta cố gắng làm theo nhé:

Chần mì qua nước sôi và đổ đi lần nước đầu.
Chỉ cho 1/2 gói gia vị thay vì toàn bộ gói.
Thêm các loại rau củ để bổ sung chất xơ rất quan trọng là thứ mà mì gói hầu như không có, đồng thời làm tăng hàm lượng vitamin và khoáng chất.
Thêm trứng và thịt để tăng lượng đạm.

Hồng Ngọc (TH)

Tin liên quan

Đi chợ thấy 3 loại cá này hãy mua ngay: Toàn cá tự nhiên, vừa sạch vừa bổ, đặc biệt...

Những loại cá này chủ yếu được đánh bắt trong tự nhiên nên không có chế phẩm chăn nuôi hay...

Chuyên gia dinh dưỡng mách bạn top 4 loại hải sản tốt cho tim mạch, chị em nội trợ nhất...

Hải sản là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Trong...

4 loại trà thảo dược hỗ trợ tăng cường thị lực trong mùa World Cup

Trà thảo dược tăng cường thị lực được làm từ thảo mộc, không chứa caffeine nên có thể uống bất...

Người Việt ai cũng mê thức uống này mỗi ngày mà không ngờ nó cũng là "thuốc bổ" cho tim,...

Đối với hầu hết người lớn, cà phê không chỉ là đồ uống đơn thuần hoặc thức uống nóng buổi...

5 loại rau củ màu trắng cực tốt cho sức khỏe của bạn, chớ dại bỏ qua vì dễ tìm...

Những loại thực phẩm màu trắng dưới đây rất tốt cho tim mạch, huyết áp và chống lại quá trình...

Chuối xanh hay chuối chín tốt hơn? Sự thật được chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ khiến ai cũng ngã...

Chuối xanh và chuối chín mang đến những lợi ích riêng đối với sức khỏe. Mỗi người sẽ phù hợp...

Loại dầu ăn lành mạnh nhất cho sức khỏe mà bà nội trợ nên mua: Ra siêu thị nhìn thấy...

Bà nội trợ nên chọn chúng để nấu ăn hàng ngày vì hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao, lại...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

Tái chế túi trà: Cách đơn giản chăm sóc đôi mắt

39 phút trước

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 22 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình