Theo Viện khoa học thần kinh Mahoney (thuộc ĐH Harvard, Mỹ), khi tiếp xúc với quá nhiều đường, não bị ảnh hưởng cả về nhận thức lẫn khả năng tự kiểm soát.
Với nhiều người, đường tạo nên cảm giác nghiện, dẫn đến tình trạng mất mất kiểm soát bản thân, ăn nhiều quá mức, và hậu quả gây tăng cân.
Ngoài tác động tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì, tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường còn gây giảm trí nhớ.
Những thực phẩm nhiều đường khi ăn vào sẽ kích hoạt các khu vực não liên quan đến những đáp ứng tưởng thưởng và gây tăng cảm giác đói hơn những thực phẩm chứa ít đường.
Nghiên cứu đăng trên chuyên san của Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ phát hiện những thực phẩm có chỉ số đường cao sẽ kích thích nhiều hơn hoạt động của các khu vực não liên quan đến hành vi ăn uống, đáp ứng tưởng thưởng và cảm giác thèm khát.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí PLOS cho thấy thức ăn ngọt có thể gây nghiện hơn cả cocaine.
Đường cũng ảnh hưởng trên trí nhớ, giảm chức năng nhận thức và giảm sút trí nhớ và sự tập trung.
Đường cũng ảnh hưởng đến tâm trạng. Ở người trẻ khoẻ mạnh, đường máu cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình xử lý cảm xúc. Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 thường bị buồn bã và lo âu nhiều hơn khi đường máu tăng cao. Tỷ lệ trầm cảm cũng tăng cao hơn trên nhóm bệnh nhân bị tăng đường máu.
Những bệnh nhân bị đường máu cao kéo dài có thể bị ảnh hưởng đến khả năng đọc, nhớ, tốc độ hoạt động vận động và các chức năng nhận thức khác.
Làm sao để bảo vệ não khỏi ảnh hưởng của đường?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ đường < 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày, tức khoảng 25g đường, tương đương 6 muỗng cà phê.
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên kiểm soát đường ổn định trong mục tiêu điều trị.