Thành phần dinh dưỡng của dứa
- Chứa chất đạm, chất bột đường, chất xơ
- Chứa vitamin C, B1, B2, C, PP.
- Chứa caroten, acid hữu cơ.
- Chứa các chất khoáng: sắt, canxi, phospho, magie, kali, kẽm,…
Đặc biệt, trong dứa có Bromelin – một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin đang được ứng dụng trong y học để chống viêm, giảm phù nề.
Những tác dụng bất ngờ của dứa
Dứa không chỉ là một loại quả giải nhiệt được nhiều người ưa chuộng mà nó còn được gọi là “liều thuốc tự nhiên” với vô vàn tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Philippines, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác động của dứa ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Những trẻ được cung cấp nước dứa đóng hộp trong khẩu phần ăn hàng ngày ít bị lây nhiễm virus và vi khuẩn hơn những trẻ không uống nước dứa. Thời gian hồi phục của các trẻ này khi bị bệnh cũng được rút ngắn.
Hỗ trợ tiêu hóa
Bromelain là một enzym có trong quả dứa, được chứng minh là giúp phân hủy và tiêu hóa protein. Bromelain ở dạng viên nang cũng đã cho thấy hiệu quả làm giảm sưng, bầm tím, rút ngắn thời gian lành vết thương, và đau sau phẫu thuật. Lưu ý cách chế biến thông thường khi ép dứa lấy nước có thể làm giảm mất phần nào lượng bromelain chứa trong nước ép.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Trong dứa còn có chất beta-carotene. Theo Khoa dinh dưỡng của Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), beta-carotene có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Trong một nghiên cứu khác, những người ăn nhiều thực phẩm chứa beta-carotene hơn những người khác sẽ giảm nguy cơ bị ung thư ruột già. Tuy nhiên, vẫn cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn trên người về tác dụng của nước dứa với ung thư.
Bảo vệ da
Dứa có chứa vitamin C và beta-carotene. Những chất chống oxy hoá này có thể giúp chống lại các tổn thương da gây ra bởi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giúp cải thiện kết cấu da tổng thể. Vitamin C cũng giúp tạo thành collagen, một chất tạo cho da sức mạnh và nâng đỡ cấu trúc của nó.
Tốt cho mắt
Vitamin C được tìm thấy trong dứa có thể giúp giữ cho mắt khỏe và tránh bị đục thủy tinh thể. Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu vitamin C có thể giảm hơn 30% nguy cơ đục thủy tinh thể.
Giúp giải nhiệt
Dứa còn dùng để giải nhiệt mùa hè nóng nực, khô khan, mệt mỏi, khát nước, ăn không ngon miệng, khó ngủ trằn trọc, tiểu ít, nước tiểu đỏ khai. Cách dùng là ăn trái, uống nước quả dứa ép, hoặc nấu canh, xào với các món.
Phản tác dụng khi ăn quá nhiều dứa
Ngoài câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì thì ăn dứa nhiều có tốt không cũng được khá nhiều người quan tâm. Thực tế công dụng của trái dứa là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng:
Ăn nhiều dứa có thể gây đau hoặc sưng môi, rát lưỡi. Nguyên nhân do bromelain gây mềm thịt, tình trạng này có thể chấm dứt trong vài giờ, tuy nhiên nếu bạn tiếp tục ăn bạn sẽ bị nổi mề đay, phát ban, khó thở,…
Việc ăn nhiều dứa đồng nghĩa với việc bạn đã dung nạp lượng lớn vitamin C vào trong cơ thể, điều này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng, đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa còn có thể gây nôn mửa, phát ban và kinh nguyệt không đều.
Chất bromelain cũng gây tương tác với các loại thuốc khác, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống co giật, chống đông máu, chống mất ngủ, chống trầm cảm thì không nên ăn dứa. Việc ăn dứa khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Dứa là loại trái cây có lượng đường và carbohydrate rất cao, vì vậy, khi ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu của cơ thể.
Sau khi ăn dứa, bromelain có thể kích thích cơ thể sản sinh ra các histamine, gây các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí gây khó thở. Bởi vậy, những bệnh nhân có tiền sử cơ địạ dị ứng như mề đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa… nên hạn chế ăn dứa để không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng liều lượng lớn các enzyme bromelain trong cơ thể phụ nữ mang thai, kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.