Muối là một loại gia vị tương đối phổ biến. Thức dậy vào buổi sáng với một ly nước muối loãng có thể làm sạch dạ dày và ruột, giảm nhiệt và tăng cường khả năng miễn dịch của con người. Súc miệng bằng nước muối giúp ngăn ngừa đau răng, ngăn ngừa sâu răng. Khi nấu ăn, thêm muối vào món ăn cũng làm tăng thêm hương vị và tăng sự thèm ăn của mọi người. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều muối bởi nếu ăn quá nhiều sẽ bị huyết áp cao, hại thận,...
Nếu là một người thích ăn mặn nhưng lại lo sợ về việc ăn quá nhiều muối, bạn có thể lựa chọn 6 loại rau quả chứa một lượng natri (thành phần chính trong muối) vừa đủ giúp bạn thoải mái ăn mà không lo cơ thể bị hấp thụ quá nhiều. Lưu ý nên hạn chế nêm thêm muối khi nấu những loại rau này để không bị quá nhiều.
1. Cần tây
Cần tây là thực phẩm được nhiều người yêu thích và đặc biệt các chị em còn dùng cần tây làm nước ép để giảm cân, đẹp da. Cần tây giàu chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, khoáng chất và đa vitamin.
Tuy nhiên, cần tây thực sự là một loại rau có hàm lượng "natri cao". Hàm lượng natri trong 0,5kg cần tây tương đương với khoảng 2g muối, bằng 1/3 tiêu chuẩn ăn uống lành mạnh. Do đó, nên ăn cần tây với lượng vừa phải và không nên nêm nếm nhiều gia vị khi chế biến cần thân nếu không sẽ khiến lượng natri đi vào cơ thể quá cao không có lợi cho sự ổn định của huyết áp.
2. Củ dền
Củ dền hay còn gọi là củ cải đường có khoảng 65 miligam natri mỗi củ cải đường. Loại rau củ này có thể trở thành chất thay thế muối yêu thích của bạn.
Nhờ tác dụng giảm huyết áp cao và chức năng hạ cholesterol nên củ dền cũng góp phần ngăn ngừa chứng đau tim và đột quỵ, bảo vệ hiệu quả cho hệ tim mạch. Cải thiện chứng thiếu máu: hàm lượng chất sắt cao trong củ dền sẽ giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể.
3. Rau chân vịt
Một chén rau chân vịt chứa 125mg natri. Vì vậy, trong thực đơn buổi chiều hãy ăn món rau này để hạn chế việc nêm muối. Bạn cũng có thể cho rau chân vịt vào món sa lát thay rau diếp.
Theo Đông y, rau chân vịt vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trường vị, có khả năng làm sáng mắt, chữa bệnh quáng gà, phòng nhiệt miệng, viêm lợi, các bệnh đái tháo đường, trĩ và viêm bao tinh hoàn.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy giá trị dinh dưỡng của rau chân vịt có tác dụng bổ huyết, tốt cho người thiếu máu, thiếu sắt, tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn rau chân vịt thường xuyên làm giảm biến chứng đái tháo đường, ung thư tuyến tiền liệt, hạn chế béo phì, bảo vệ tim mạch và phòng chống các bệnh về mắt.
4. Dưa lưới
Loại quả ngọt này có 130mg natri trên mỗi quả dưa lớn, hoặc khoảng 25mg natri mỗi cốc dưa. Nó rất thích hợp để trở thành bữa ăn nhẹ với hàm lượng natri thấp giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn khi bạn lên cơn nghiện đồ ăn mặn.
Dưa lưới là loại quả cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin B, carotene, sắt, canxi, kali, natri, magiê... Vì thế, nó có tác dụng bồi bổ, tăng sức đề kháng rất tốt, thích hợp với những người thiếu máu, sức yếu do ốm dậy…
Tuy nhiên, phần cùi của dưa lưới có chứa đường và tinh bột tương đối cao nên không thể xem dưa vàng như loại đồ ăn nhẹ. Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường, béo phì… nên hạn chế ăn.
5. Cà rốt
Cà rốt là loại thực phẩm phổ biến được rất nhiều người thích ăn. Với hương vị ngon và dinh dưỡng phong phú, cà rốt rất có lợi đối với sức khỏe của con người. Cà rốt chứa lượng natri vừa đủ để duy trì huyết áp ở mức hợp lý trong cơ thể. Đối với những người tiêu thụ cà rốt thường xuyên, huyết áp của họ sẽ luôn ở trong tình trạng ổn định và trong tầm kiểm soát.
6. Ớt chuông
Trong các thực phẩm tốt cho người thận yếu, đầu tiên phải kể đến là ớt chuông. Ớt chuông có chứa nhiều vitamin A, C, vitamin B6, chất xơ và hàm lượng natri, kali đáng kể. Đặc biệt, trong ớt chuông có một thành phần cực kỳ quan trọng đó là chất lycopene – Là chất có khả năng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Do vậy, người bị thận yếu nên bổ sung nhiều ớt chuông trong bữa ăn hằng ngày để đạt hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh.
Một số loại rau có hàm lượng natri thấp khác khá an toàn để ăn như:
Những loại rau có hàm lượng natri khoảng 35 miligam natri:
- Bắp cải xanh và tím
- Súp lơ
- Lá rau diếp
- Nấm
- Hành
- Cà chua