Khoai tây là loại củ mọc ngầm trên rễ của cây khoai tây, có tên tiếng Anh là Solanum tuberosum. Loại cây này thuộc bộ Cà, có liên quan đến cây cà chua và thuốc lá. Khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó du nhập đến Châu Âu vào thế kỷ 16 và hiện được trồng thành vô số giống khác nhau trên toàn thế giới.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, khoai tây là một loại củ đa năng, có giá thành tương đối rẻ, dễ trồng, dễ chăm sóc và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, vì vậy nhiều hộ gia đình tại Việt Nam đã lựa chọn khoai tây như một món ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày. Khoai tây có thể được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm luộc, chiên, nướng và thường được sử dụng làm món ăn nhẹ yêu thích của nhiều người.

4 lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Khoai tây giàu kali, khoáng chất giúp điều hòa huyết áp. Kali giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể, từ đó giảm áp lực lên thành mạch máu. Chất xơ trong khoai tây giúp giảm hấp thu cholesterol xấu (LDL) trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Khoai tây còn cung cấp vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa homocysteine, một axit amin có thể gây tổn thương mạch máu.

Ảnh minh họa: Internet

Cải thiện hệ tiêu hóa

Chất xơ trong khoai tây giúp tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Khoai tây chứa tinh bột kháng, loại chất xơ prebiotic có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Chất xơ và các chất chống oxy hóa trong khoai tây còn có thể giúp bảo vệ tế bào ruột khỏi tác hại của các gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Cải thiện chức năng não

Vitamin B6 trong khoai tây đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, giúp cải thiện chức năng não. Glucose là nguồn năng lượng chính cho não bộ. Khoai tây cung cấp lượng glucose ổn định cho não hoạt động hiệu quả.

Tốt cho sức khỏe xương

Khoai tây chứa nhiều khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe xương như kali, magie, phốt pho và canxi. Vitamin C trong khoai tây đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen, một thành phần chính của xương, giúp tăng cường độ bền và dẻo dai cho xương khớp. Để tận dụng tối đa lợi ích của khoai tây, hãy ăn cả vỏ vì phần lớn chất xơ và khoáng chất tập trung ở đây.

Ảnh minh họa: Internet

Những lưu ý cần thiết khi lựa chọn và sử dụng khoai tây

Không dùng loại khoai tây đã biến chất, ngoài vỏ xanh, trong ruột thâm, khoai đã mọc mầm do dễ bị ngộ độc.

Nếu sử dụng khoai tây để chế biến món ăn thì nên dùng lửa nhỏ để khoai chín đều, tránh tình trạng ngoài chín trong sống do khoai tây dẫn nhiệt kém.

Solanin có thể dùng làm vị thuốc giảm đau, trong những trường hợp đau bụng, đau vùng gan, đau nhức xương khớp nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ.