Phụ Nữ Sức Khỏe

Uống nước lá tía tô nấu chung với gừng, cơ thể bạn sẽ đón nhận những điều tuyệt vời sau đây

Đây là 2 nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhưng bạn đã biết công dụng của chúng khi kết hợp cùng nhau?

Tác dụng của gừng đối với sức khỏe

Từ xa xưa, gừng được xem như một bài thuốc dân gian trị nhiều bệnh lý thông thường như ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm khớp, đau dạ dày, đau bụng kinh, buồn nôn. Nó không chỉ có tác dụng kích thích vị giác mà còn tăng cường khả năng miễn dịch. Sử dụng gừng trong các món ăn thường ngày giúp ngăn ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe.

Nghiên cứu của khoa học hiện đại chỉ ra rằng chiết xuất từ gừng có tác dụng ức chế elastase, nguồn gốc từ nguyên bào sợi (nguyên nhân góp phần hình thành các nếp nhăn), ngăn ngừa sự mất đàn hồi của da do tiếp xúc với tia UVB.

Gừng còn chứa các hoạt chất chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể. Nó cũng có khả năng chống đông máu, tương tự như hành và tỏi.

Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của nước lá tía tô

Tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Tía tô có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung, giải uất, hóa đờm, an thai giải độc của cua cá. Thông thường dùng lá tía tô (tô diệp) giúp làm cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo. Chúng còn giúp chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cá cua.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong tía tô tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não của con người, cải thiện trí nhớ và duy trì thị lực khỏe mạnh.

Lợi ích bất ngờ về sự kết hợp của gừng cùng nước lá tía tô

Chia sẻ trên VTC News: Th.S-BS Nguyễn Thị Quý, lá tía tô và gừng khi sử dụng có thể cải thiện tình trạng viêm nhiễm cũng như chống lão hóa da. Tuy nhiên hiện tại chưa có nghiên cứu nào trên con người về động học của gừng và các thành phần của nó cũng như tác động của việc tiêu thụ trong một thời gian dài.

Ảnh minh họa: Internet

Liều dùng tía tô thích hợp phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe và một số bệnh lý nền của người dùng. Các nghiên cứu đều sử dụng chiết xuất lá tía tô, không sử dụng lá tươi do đó tại thời điểm này, không có đủ thông tin khoa học để xác định một phạm vi liều lượng thích hợp cho tía tô. Nên việc sử dụng nước gừng và tía tô để uống hằng ngày là chưa có bằng chứng khoa học và không có khuyến cáo cụ thể.

Theo BS Quý và BS Nga, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn trước khi dùng bất cứ thuốc gì, kể cả là thảo dược. Tránh tình trạng bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng thuốc kéo dài, tích lũy liều độc gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc thảo dược phải phù hợp với thể bệnh, mỗi cơ địa sẽ khác nhau, không nên nghe theo những quan niệm dân gian để sử dụng cho bản thân khi chưa có khuyến cáo từ thầy thuốc.

Thủy Mặc

Tin liên quan

6 gia vị phổ biến giúp giảm lượng đường trong máu

Kết hợp các loại gia vị nhà bếp phổ biến như quế, nghệ, gừng, tỏi, ớt và đinh hương vào...

Không ngờ thịt vịt giá rẻ mà chế biến được thành nhiều đặc sản lại có nhiều công dụng tuyệt...

Thịt vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, lại ngon miệng và tốt cho sức khỏe nên...

Hạt bơ ăn xong chớ vội vứt đi, hãy bóc lấy hạt và trồng vào chậu, chúng sẽ sớm thành...

Dưới đây là một số hướng dẫn để bạn có thể trồng cây bơ hoàn hảo cùng với một số mẹo...

Top 7 thực phẩm cần tránh xa để đánh bay bụng mỡ!

Hãy loại bỏ những thực phẩm này nếu bạn muốn đánh bay mỡ bụng.

Lợi ích bất ngờ của nước hầm xương

Nước hầm xương, đặc biệt là nước hầm xương bò, thường được biết đến như một bài thuốc giúp xương...

Loại lá xưa nay toàn bỏ đi nhưng là 'báu vật toàn thân', nấu 2 món ăn ngon vô cùng...

Xưa nay nhiều người chỉ quen với việc dùng củ cà rốt để chế biến các món ăn, còn lá...

Sau khi áp dụng thực đơn và ăn theo 'quy tắc' 3 bữa đúng giờ mỗi ngày, trong 3 tháng...

3 tháng trước, tôi vẫn theo thói quen ăn uống 'ăn khi đói' và 'ăn những gì mình thích'.

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình