Nhiều người không thích ăn khổ qua vì sợ vị đắng của nó. Tuy nhiên, nếu biết được tác dụng của trái khổ qua thì chắc chắn bạn sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn đối với loại quả quen thuộc này.

Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của trái khổ qua

Tiểu đường là bệnh lý làm tăng lượng đường trong máu do cơ thể không thể sản sinh ra đủ lượng insulin hoặc không có khả năng sử dụng insulin hiệu quả. Trong khi đó, khổ qua lại chứa một số hợp chất có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng glucose gồm polypeptide-p, vicine, momant và charantin (tất cả đều thuộc nhóm phân tử glycoside)
 
Mặc dù vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của khổ qua, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy trái khổ qua có thể điều hòa mức đường huyết của cơ thể luôn ổn định.

Khổ qua có tác dụng hạ đường huyết đáng kể. Vì vậy bạn cần đo lường và theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết của mình mỗi ngày. Nếu bạn áp dụng đồng thời cả thuốc trị tiểu đường và ăn khổ qua, lượng đường huyết có thể giảm đến mức quá thấp. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương thuốc tự nhiên nào để hỗ trợ điều trị bệnh.

6 nhóm người nên cẩn trọng khi ăn khổ qua

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong mướp đắng có quá ít chất xơ và béo, không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Bên cạnh đó, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Đồng thời, ăn mướp đắng còn có nguy cơ kích thích tử cung dẫn đến sinh non.

Người huyết áp thấp, hạ đường huyết

Mướp đắng có tác dụng làm giảm huyết áp, những người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng.

Trong mướp đắng có các thành phần charantin, polypeptid-P và vicine đã được chứng minh giúp tạo ra tính hạ đường của loại quả này. Cơ chế chính là làm giảm đường huyết và cải thiện sự dung nạp glucose.

Ngay cả với những người bình thường cũng không nên ăn nhiều mướp đắng.

Người trước và sau phẫu thuật

Mướp đắng có thể làm cản trở quá trình kiểm soát đường huyết ở người, đặc biệt là những người trước, trong hoặc sau phẫu thuật. Nếu có lịch mổ, bạn nên ngừng ăn mướp đắng trước 2 tuần.

Người bệnh tiểu đường

Mặc dù mướp đắng có thể ngăn nguy cơ mắc tiểu đường nhờ giảm lượng đường trong máu nhưng người bệnh tiểu đường không nên ăn mướp đắng. Lý do là bởi người đang phải sử dụng thuốc kiểm soát đường máu có thể bị hạ đường huyết quá mức nếu ăn mướp đắng.

Người có bệnh tiêu hóa

Ở người khỏe mạnh, ăn mướp đắng có thể giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết men tiêu hóa. Nhưng ở người có bệnh tiêu hóa thì ăn vào sẽ làm tăng nguy cơ tiêu chảy, lỵ hoặc một số bệnh ở dạ dày.

Người thiếu canxi

Trong mướp đắng có nhiều axit oxalic. Nó có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi nên người bị thiếu canxi như trẻ nhỏ, người già, người bị bệnh loãng xương không nên ăn.

Cách nấu canh khổ qua ngon tròn vị trong mâm cơm Tết

Nguyên liệu: 3 trái khổ qua, 200gr thịt xay, 30gr nấm hương, nấm mèo 30gr, 50gr hành lá, 20gr ngò rí, 2 muỗng cà phê đường trắng, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê tiêu, 50gr nấm rơm, 40gr miến (bún tàu)

Cách nấu:

Bước 1: Nấm hương, nấm mèo khô cùng miến tàu đem bỏ vào nước ấm ngâm cho nở ra sau đó cắt nhỏ. Cắt lấy gốc hành lá cùng gốc ngò băm nhỏ riêng lá hành và lá ngò để riêng cho vào canh khi đã chín.

Bước 2: Trộn chung thịt băm, nấm mèo, nấm hương, miến tàu, hành ngò băm nhỏ cùng 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê tiêu xay và 2 muỗng cà phê đường, sau đó để trong 15 phút để thịt ngấm gia vị.

Bước 3: Khổ qua đem rửa sạch, nạo bỏ ruột và cắt khúc vừa ăn sau đó nhồi thịt đã ướp vào, dùng muỗng nén chặt nhân thịt vào.

Bước 4: Cho vào nồi 800ml nước lạnh cùng 50gr nấm rơm và khổ qua đã nhồi thịt. Bật lửa lớn để canh sôi sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn, khi thấy canh sôi thì vặn nhỏ lửa đun trong vòng 1 tiếng là khổ qua sẽ mềm.

Bước 5: Dùng đũa xiên thử nếu thấy khổ qua mềm thì bỏ lá hành, ngò đã thái nhuyễn rồi tắt bếp. Múc ra bát khi ăn thì ăn kèm với nước mắm ớt sẽ rất ngon.