Thực tế, vỏ của một số loại rau quả thậm chí còn mang lại dinh dưỡng cao hơn phần thịt bên trong của nó. Chỉ cần bạn sơ chế sạch sẽ và chế biến một cách phù hợp, tất cả chỗ rau quả mà bạn mua về sẽ biến thành những món ăn hấp dẫn, không bỏ phí chút nào mà dinh dưỡng bạn hấp thụ được thì lại tăng gấp bội.

7 loại rau quả sau đây có lớp vỏ rất giàu dinh dưỡng và các vitamin cần thiết cho cơ thể, tiếc rằng nhiều người không biết vẫn vứt bỏ một cách lãng phí hàng ngày.

1. Vỏ khoai tây

Vỏ khoai tây thường bị bỏ đi sau khi gọt. Đôi khi nó được sử dụng để làm đẹp. Tuy nhiên, trên thực tế, vỏ khoai tây có rất nhiều tác dụng và ăn vỏ khoai tây sẽ có nhiều lợi ích với sức khỏe. Vỏ khoai tây rất giàu chất xơ có thể làm tăng cảm giác no và kali có thể giúp giảm huyết áp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần cùi gần vỏ của khoai tây chứa tới 80% lượng vitamin, cao hơn nhiều so với phần cùi bên trong của khoai tây.

Ngoài ra, vỏ khoai tây còn có tác dụng phòng ngừa thiếu máu, các vitamin B3 và niacin có trong vỏ khoai tây cũng giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đừng nên ăn khoai tây khi chúng đã mọc mầm và chuyển sang màu xanh vì nó có độc!

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần cùi gần vỏ của khoai tây chứa tới 80% lượng vitamin - Ảnh minh họa: Internet

2. Vỏ cà rốt

Cà rốt giàu đường tự nhiên, vitamin cũng như năng lượng. Trong vỏ cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B, ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở cà chua). Sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A có vai trò quan trọng đối với thị lực.

Các dạng đường và vitamin của cà rốt tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ, phần lõi rất ít - Ảnh minh họa: Internet

3. Vỏ bí ngô

Hầu hết mọi người đều gọt bỏ vỏ khi ăn bí ngô. Có thể bạn chưa biết bí ngô sau khi gọt vỏ thì hàm lượng chất xơ không cao. Thực tế, bản thân bí ngô là thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) cao, cao hơn cả dưa hấu, hạt kê, khoai tây… và ngang hàng với khoai lang.

Trong vỏ bí ngô có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, β-caroten và chất xơ... nên nếu bí ngô được ăn cả vỏ, thì các vitamin trong vỏ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu, thích hợp cho những bệnh nhân bị tiểu đường.

Trong vỏ bí ngô có chứa các chất dinh dưỡng quan trọng như kẽm, β-caroten và chất xơ...  - Ảnh minh họa: Internet

4. Vỏ quả lê

Vỏ quả lê là một loại thuốc Đông y có giá trị dược tính cao, giúp dưỡng phổi, trừ hỏa tiêu đờm. Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường có thể trị được viêm họng. Vỏ lê nghiền nát có thể điều trị vết loét sưng và vết thương bên ngoài da. 

Vỏ quả lê là một loại thuốc Đông y có giá trị dược tính cao - Ảnh minh họa: Internet

5. Vỏ quả nho

Được biết, vỏ nho giàu chất chống oxy hóa resveratrol hơn thịt và hạt nho, có thể giảm mỡ máu, chống tình trạng cục máu đông (huyết khối), phòng các bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Các chất chống oxy hóa flavonoid trong vỏ nho tím có công dụng giảm huyết áp. Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt… Trong y khoa, vỏ nho được dùng để điều trị bệnh cholesterol cao, tiểu đường…

Vỏ nho giàu chất chống oxy hóa resveratrol hơn thịt và hạt nho - Ảnh minh họa: Internet

6. Vỏ cà tím

Trong vỏ cà tím chứa hầu hết các chất chống oxy hóa anthocyanin của quả, ngoài ra nó còn chứa một hàm lượng cao pectin và flavonoid. Do đó, sẽ thật tiếc nếu vứt đi nó. Nếu tiêu thụ thường xuyên thực phẩm giàu anthocyanin có thể giúp chống lại các gốc tự do "xâm lăng", từ đó làm giảm nguy cơ gây ung thư.

Tuy nhiên, một số đối tượng đặc biệt nên hạn chế ăn vỏ cà tím như trẻ em dưới 3 tuổi, người bị thiếu máu và người có chức năng tiêu hóa kém.

Trong vỏ cà tím chứa hầu hết các chất chống oxy hóa anthocyanin của quả - Ảnh minh họa: Internet

7. Vỏ táo

Gần một nửa lượng vitamin C của táo nằm ở phần vỏ, nếu bỏ vỏ thì phần thịt trong quả táo cũng sẽ bị lãng phí. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng axit ursolic có trong vỏ táo có thể giúp đốt cháy nhiều calo hơn, duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, táo là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi, nhưng hiệu quả tốt nhất là khi bạn ăn táo cả vỏ. Ngoài ra, vỏ táo còn chứa nhiều cellulose không hòa tan, có tác dụng ngăn ngừa táo bón và giúp hạ lipid máu.

Gần một nửa lượng vitamin C của táo nằm ở phần vỏ - Ảnh minh họa: Internet

Với những bật mí trên, các chị em nội trợ chớ vứt đi những "phương thuốc thần kỳ" này nhé. Phần vỏ đôi khi giàu chất dinh dưỡng hơn cả phần thịt quả. Hãy dùng muối, nước rửa hoa quả để rửa sạch phần vỏ thế là bạn không "lột" mất tinh hoa rồi.