Phụ Nữ Sức Khỏe

79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở TP.HCM

Trong vòng 7 ngày, TP.HCM ghi nhận 943 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 19,7% so với trung bình 4 tuần trước.

TP.HCM đang có 3 dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành đáng quan tâm là sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19. Đáng chú ý, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng trên địa bàn có xu hướng tăng cao báo động.

Trong tuần 20, từ 13/5 đến 19/5, thêm một người ngụ huyện Củ Chi tử vong do sốt xuất huyết.

TP.HCM có 7 ca tử vong do sốt xuất huyết

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 20, thành phố có 943 ca bệnh sốt xuất huyết (gồm 596 ca nội trú và 347 ca ngoại trú), tăng 19,7% so với trung bình 4 tuần trước (788 ca). Như vậy, trung bình mỗi ngày, thành phố lại có thêm 134-135 người mắc bệnh.

 
Số ca mắc sốt xuất huyết tính đến tuần 20 cao hơn nhiều lần so với cùng kỳ năm 2021.

Tổng số ca mắc bệnh từ đầu năm đến nay là 8.481 ca, tăng 28% với cùng kỳ năm 2021 (6.639). Đáng chú ý, số ca sốt xuất huyết nặng là 175, tăng 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (26 ca). Số tử vong tích lũy đến tuần 20 là 7 ca, tăng 5 ca so với cùng kỳ năm 2021.

Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Tân Thới Hiệp, Thạnh Xuân (quận 12); phường Phú Thạnh, Sơn Kỳ (Tân Phú); xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn).

Trong tuần 20, toàn thành phố ghi nhận 79 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 51 phường, xã thuộc 17/22 quận huyện, TP Thủ Đức. Số ổ dịch tích luỹ đến tuần 20 là 446.

HCDC cho biết ngành y tế đã xử lý phun hoá chất, diệt lăng quăng tại các ổ dịch, nhiều điểm nguy cơ.

 
Bé trai bị sốt xuất huyết mức độ nặng, được truyền dịch ở Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM). Ảnh: Bích Huệ.

Các chuyên gia dịch tễ dự báo cứ theo vòng lặp 4-5 năm thì bệnh sốt xuất huyết Dengue lại gây ra trận dịch lớn.

Năm 2019, trận dịch sốt xuất huyết với số mắc hơn 300.000 ca (riêng TP.HCM khoảng 65.000 ca) gây nhiều khó khăn, tổn thất. ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phó trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, dự báo nếu theo đúng chu kỳ, có thể năm 2022 này sẽ bắt đầu một trận dịch sốt xuất huyết.

Ca bệnh tay chân miệng tăng hơn 100%

Số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn TP.HCM cũng tăng khá cao, khoảng 882 ca được ghi nhận, tăng 137,1% so với trung bình 4 tuần trước (372 ca). TP.HCM không ghi nhận ca tử vong do bệnh tay chân miệng.

Những phường xã có số ca bệnh tay chân miệng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A (Bình Tân); phường Tân Thành (Tân Phú); xã Phước Kiển (huyện Nhà Bè); phường Thạnh Mỹ Lợi (Khu vực 1 - TP Thủ Đức); phường Phước Long B (Khu vực 2 - TP Thủ Đức ).

ThS.BS Nguyễn Đình Qui dự đoán số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn sẽ tiếp tục tăng cao trong 1-2 tuần tiếp theo. Hiện tại, tỷ lệ trẻ bị tay chân miệng nhập viện hầu hết ở mức độ nhẹ, còn mức độ 2B (mức độ nặng) chiếm khoảng 5-6%.

Dịch Covid-19

Mặc dù giai đoạn dịch căng thẳng đã qua, Covid-19 vẫn là mối quan tâm hàng đầu khi TP.HCM bước vào sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm.

Trong tuần qua, thành phố có 252 ca bệnh xác định nhiễm SARS-CoV-2 được Bộ Y tế công bố (gồm 107 ca dương tính bằng xét nghiệm rRT-PCR, 145 ca test nhanh kháng nguyên dương tính có yếu tố dịch tễ).

Số ca tích lũy trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 (tính từ ngày 29/4/2021) đến ngày 19/5 là 604.816 ca, trong đó có 603.977 ca trong nước (tỷ lệ 99,86%), 839 ca nhập cảnh (tỷ lệ 0,14%).

Theo Bích Huệ/Zing

Tin liên quan

Bệnh đậu mùa khỉ: Bỉ ban hành lệnh cách ly, Mỹ hỏa tốc mua vắc-xin

Anh đang ghi nhận số ca nhiễm virus đậu mùa khỉ (monkeypox) mỗi ngày không liên quan đến hoạt động...

Không phải cứ mập là mê đồ ngọt đâu, thiếu hụt magiê làm tăng cảm giác thèm đường

Nếu bạn luôn có cảm giác thèm ăn đồ ngọt thì có thể cơ thể bạn đã bị thiếu magiê.

Nếu đang uống thuốc, bạn hãy cẩn thận với cà phê và chuối

Mọi người thường chỉ quan tâm đến vấn đề nên uống thuốc trước hoặc sau khi ăn, nhưng bạn có...

Để tiết kiệm chi phí nhất cho việc chống lão hoá, đây chính là việc làm hằng ngày chị em...

Mặc dù tất cả chúng ta đều quen thuộc với sự khắc nghiệt của ánh nắng ở Việt Nam nhưng...

7 cách đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer, mấu chốt để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự tiến triển của...

Alzheimer là căn bệnh khá phổ biến và hầu như không thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể...

3 thói quen có thể làm trầm trọng hơn chứng lo âu cần loại bỏ sớm để tránh suy nghĩ...

Lo âu là một trong những căn bệnh tinh thần phổ biến nhất ngày nay, cũng bởi do cuộc sống...

5 loại nước không nên uống sau khi ngủ dậy, người sau 40 tuổi càng nên chú ý

Sau một giấc ngủ dài, cơ thể cần bổ sung nước. Tuy nhiên, bạn cần phải tránh xa 5 loại...

Tin mới nhất

Đặc sản xưa có đầy giờ rất hiếm, ngon ngọt như cua ghẹ được du khách "săn lùng", muốn ăn...

7 giờ trước

Đặc sản xưa cho lợn ăn nay dân thành phố "ưa chuộng", 350.000 đồng/kg còn được xuất khẩu đi nhiều...

7 giờ trước

Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?

9 giờ trước

Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?

9 giờ trước

Hai loại hạt này là dễ gây ung thư, nguy cơ cao hơn cả thịt ba chỉ nướng nhưng nhiều...

12 giờ trước

Đây là 5 loại thức uống tự làm tại nhà từ các lá cây này giúp giải nhiệt, thanh lọc...

12 giờ trước

Rau ngót, loại rau giải nhiệt ngày hè được xem là ‘thần dược’ giúp hạ đường huyết, sáng mắt, giảm...

12 giờ trước

Cách nấu cháo chim bồ câu cho bà bầu thơm ngon và bổ dưỡng

1 ngày 7 giờ trước

'Trăm hay không bằng tay quen': Mua thịt về đừng rửa nước, làm cách này thịt tươi cả tháng, để...

1 ngày 8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình