1. Thịt ếch
Đối tượng đầu tiên mà bạn cần đặc biệt chú ý là ếch, đặc biệt là ếch tự nhiên. Theo các kết quả nghiên cứu, hơn 60% loài ếch hoang dã có chứa một loại ký sinh trùng có tên là Schistocephalus.
Schistocephalus có thể ở bất kỳ bộ phận nào của cơ trên cơ thể ếch, trong đó phổ biến nhất là cơ chân, trông giống như một hạt nhỏ màu trắng. Chiều dài của nó thay đổi từ 3mm đến 1m, và một số người có thể nhầm nó với gân của ếch.
Nếu ăn phải ếch có chứa Schistocephalus, con người sẽ trở thành vật chủ mới của nó. Vì vậy, thịt ếch phải được nấu chín kỹ ở nhiệt độ cao trong ít nhất 10 phút.
Ngoài ra, phương thức lây truyền chính của Schistocephalus là tiếp xúc qua da, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua vết thương trên da. Do đó, chúng ta phải nhớ đeo găng tay khi mua hoặc làm sạch ếch.
May mắn là tỷ lệ nhiễm Schistocephalus ở ếch nuôi nhân tạo rất thấp, vì thế, bạn tốt nhất nên lựa chọn ếch nuôi thay vì ếch tự nhiên.
2. Thịt lươn
Lươn đặc biệt thích sống trong phù sa nên có rất nhiều ký sinh trùng. Theo thống kê chưa đầy đủ, có thể có tới 22 loài ký sinh trên lươn ruộng lúa.
Học viện Khoa học Nông nghiệp An Huy (Trung Quốc) đã tiến hành khảo sát 6 loại ký sinh trùng của lươn ruộng lúa, trong đó tỷ lệ nhiễm hai loại ký sinh trùng cao tới 40% và sự phân bố của các ký sinh trùng này rất rộng, từ đầu, ruột và dạ dày, cũng như trong thịt của lươn ruộng.
Ở nhiều nơi có món lươn xé sợi xào lăn, để lươn đạt được độ giòn và giữ được nước cốt ở mức tối đa, người ta sử dụng phương pháp chiên nhanh qua lửa, chỉ trong 2 phút là xong. Tuy nhiên, cách chế biến này khá đáng lo ngại.
Vì vậy, Chef Adou khuyên bạn tốt nhất nên chọn món om hoặc nấu ở nhiệt độ cao khoảng 10 phút cho thịt lươn đủ để tiêu diệt hết ký sinh trùng. Bạn cũng nên mổ bỏ hết ruột và các cơ quan nội tạng khác của lươn đồng trước khi nấu.
3. Tôm nước ngọt
Phần màu vàng ở đầu tôm mà trước giờ chúng ta vẫn nghĩ là phân thực chất là tuyến tiêu hóa của tôm, tức là gan, tuyến tụy... Ngoài ra, khi tôm cái đang trong thời kỳ sinh sản, buồng trứng của chúng cũng sẽ tiết ra một ít chất màu vàng tôm.
Phần đầu của tôm có màu vàng không chỉ có hàm lượng kim loại nặng cao mà còn có một số ký sinh trùng. Theo một bài báo của Phòng thí nghiệm trọng điểm về Quang phổ và Dụng cụ của Bộ Giáo dục, Trường Hóa học và Kỹ thuật Hóa học, Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), tôm có nhiều kim loại nặng nhất ở phần đầu.
Vì vậy, cách nấu tôm đúng cách, tốt cho sức khỏe là bỏ đầu, đuôi, chỉ tôm, phần màu vàng của tôm và nấu ở nhiệt độ cao để ăn an toàn hơn.
4. Ốc
Các loại ốc đều chứa ký sinh trùng, đặc biệt là ốc sên. Theo thống kê, một con ốc sên chứa tới 6000 ký sinh trùng, đặc biệt trong đó có 2 loại là Angiostrongylus cantonensis và Echinochostoma gây chết người do chúng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương của cơ thể người và gây viêm màng não. Và vì thịt ốc tương đối dày nên các ký sinh trùng ở trung tâm thịt ốc rất khó tiêu diệt.
Do đó, khi nấu thịt ốc, chúng ta phải nấu ít nhất 20 phút, bên trong thịt ốc phải chín hẳn mới có thể ăn được an toàn.
5. Cua nước ngọt
Trên cua có rất nhiều ký sinh trùng. Nhưng may mắn thay, những con cua chúng ta có thể ăn được về cơ bản được nuôi nhân tạo, và hàm lượng ký sinh trùng rất thấp. Quan trọng hơn, cách chúng ta ăn cua là hấp và nấu nên cua an toàn hơn khi ăn.
Tuy nhiên, ở một số vùng có thói quen ăn cua say hoặc cua sống rất nguy hiểm. Ký sinh trùng của cua chủ yếu là sán lá phổi. Sán nhỏ rất kháng thuốc, khó để tiêu diệt chúng bằng nước muối và rượu. Vì vậy ăn cua phải nấu chín kỹ.
Cua tuy ngon nhưng bạn phải nhớ:
- Không ăn cua chết (chết trước khi chế biến).
- Không ăn cua sống.
- Không ăn ruột, mang, tim và dạ dày của cua.
Khi nấu cua, tốt nhất chúng ta nên nấu chín rồi ăn, sau bữa ăn không nên để thừa. Bởi vì nó được bảo quản không đúng cách dễ bị hư hỏng. Khi trời nóng, thậm chí chỉ sau hai giờ là thịt cua đã không thể ăn được nữa.