Phụ Nữ Sức Khỏe

Vì sao người bệnh tăng huyết áp cần giảm ăn mắm, muối?

Ăn mặn là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... Đó chính là lý do ăn giảm muối, ăn nhạt là một trong những biện pháp phòng và điều trị tăng huyết áp hiệu quả.

1. Vì sao ăn mặn lại gây tăng huyết áp?

Muối được tạo thành từ khoảng 40% natri và 60% clorua. Natri là một khoáng chất cần thiết cho chức năng cơ và thần kinh. Cùng với clorua, nó cũng giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nước và khoáng chất thích hợp.

Muối thường được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm hoặc bảo quản chúng. Vì vậy, trong đời sống hàng ngày, muối là gia vị không thể thiếu. 

Đối với một số người có thói quen ăn mặn, các món ăn càng nêm nhiều muối họ lại càng thấy món ăn ngon và đậm đà hơn. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt ăn nhiều muối chính là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch.

Khi ăn quá nhiều muối, nước sẽ được giữ lại trong lòng mạch, làm tăng thể tích máu lưu thông, tăng áp lực máu trong lòng mạch dẫn tới tăng huyết áp.

Bình thường, thận thực hiện tốt công việc điều chỉnh lượng natri và nước trong máu. Nếu ăn quá nhiều muối có thể làm rối loạn sự cân bằng này, khiến nồng độ natri trong máu tăng lên. Điều này khiến cơ thể giữ nhiều nước hơn và làm tăng cả chất lỏng bao quanh các tế bào và thể tích máu.

Khi lượng máu tăng lên, áp lực lên các mạch máu bắt đầu tăng lên và tim cần phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Theo thời gian, sự căng thẳng này có thể dẫn đến xơ cứng mạch máu và làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều muối dẫn đến một số bất lợi khác đối với sức khỏe như: giữ nước trong bệnh lý suy tim, thận nhiễm mỡ; gây phù chu kỳ, phù trước kỳ kinh, phù vô căn; tăng co thắt hay kích thích cơn hen suyễn; tăng thải canxi qua thận, tăng nguy cơ loãng xương...

Ăn mặn là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và làm huyết áp tăng cao.

2. Người bệnh tăng huyết áp nên ăn uống thế nào?

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, nếu không điều trị đúng và thay đổi lối sống sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ biến chứng nặng tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, mục tiêu khi điều trị tăng huyết áp cho bệnh nhân là loại bỏ yếu tố nguy cơ, kiểm soát mức huyết áp đề phòng biến chứng.

Để kiểm soát tốt huyết áp và duy trì cuộc sống khỏe mạnh, người bệnh tăng huyết áp cần có chế độ ăn và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, người bệnh tăng huyết áp ngoài việc tuân thủ uống thuốc hạ áp đều đặn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì việc tuân thủ chế độ ăn, thay đổi lối sống cũng góp phần quan trọng giúp huyết áp ổn định, tránh được những biến chứng của bệnh.

Về chế độ ăn cho người tăng huyết áp cần chú ý:

- Ăn nhạt: Ăn giảm muối, chỉ nên ăn 2 -3g muối/ngày.

Nên tập ăn rau luộc không chấm nước mắm mặn, các món canh nấu nhạt hơn so với khẩu vị bình thường. Tăng cường hấp luộc, hạn chế các món xào, kho mặn. Không ăn các thức ăn chế biến sẵn, không ăn dưa cà muối và các loại mắm: mắm tôm, mắm tép…

- Ngoài ra cần lưu ý không ăn mỡ động vật và các phủ tạng; Ăn dầu thực vật ở mức độ vừa phải; Ăn nhiều rau xanh và trái cây ít ngọt; Nên uống sữa hàng ngày (400- 500ml), nên uống sữa tách béo không đường hoặc các loại sữa hạt không đường.

- Nếu đang bị thừa cân, béo phì phải ăn giảm tinh bột, đường ngọt, chất béo để cân nặng trở về bình thường. Không uống rượu bia và hút thuốc...

Người bệnh tăng huyết áp nên ăn giảm muối càng nhiều càng tốt.

3. Thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp

3.1. Rau xanh

Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp giảm cholesterol, làm chậm sự tiến triển của xơ vữa động mạch, kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch, rất có lợi cho người bệnh tăng huyết áp.

Người bệnh nên ăn các loại rau như: cà chua, cần tây, rau cải, rau bí, khoai tây, nấm, mộc nhĩ…

3.2. Trái cây tươi

Trái cây cũng là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa rất tốt. Đặc biệt là vitamin C - một loại vitamin có nhiều trong trái cây họ cam quýt giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất như vitamin B, magiê, phốt pho, kali trong loại trái cây này cũng cải thiện nồng độ cholesterol, làm giảm huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Chuối rất tốt cho người bệnh tăng huyết áp vì đây là loại trái cây giàu chất xơ, chất chống ôxy hóa và kali giúp tăng cường tiêu hóa, giảm cholesterol và hạ huyết áp.

Người bệnh tăng huyết áp nên ăn dưa hấu. Thành phần chủ yếu trong dưa hấu là nước và các vitamin C, A, PP… giúp chống ôxy hóa, giảm cholesterol, giúp kiểm soát huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch…

Trái cây giàu vitamin C tốt cho người bệnh tăng huyết áp.

3.3. Các loại đậu

Các loại đậu cung cấp một số carbs tự nhiên cùng với protein thực vật và một loạt các vitamin và khoáng chất, bao gồm magiê hỗ trợ huyết áp lành mạnh. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan và không hòa tan, bao gồm cả tinh bột kháng tự nhiên có trong đậu có thể giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp.

3.4. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch là lựa chọn tốt để hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh. Không giống như ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú và đa dạng có lợi cho sức khỏe hơn như: chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ cũng có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp bằng cách tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột. Yến mạch có thể đặc biệt có giá trị vì chúng chứa một loại chất xơ được gọi là beta-glucans. Ăn loại chất xơ này có liên quan đến cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương thấp hơn.

3.5. Sữa chua nguyên chất

Sữa chua tự nhiên chứa bộ ba khoáng chất hỗ trợ huyết áp: canxi, magiê và kali lành mạnh. Thêm vào đó, theo nghiên cứu, lợi khuẩn được tìm thấy trong sữa chua có thể cải thiện huyết áp ổn định.

4. Cách đơn giản để giảm muối trong chế độ ăn của người bệnh tăng huyết áp

Theo lời khuyên của bác sĩ đối với người bệnh tăng huyết áp chỉ nên ăn lượng muối dưới 3g/ngày. Vậy nên giảm muối bằng cách nào để các món ăn vẫn ngon và đủ dinh dưỡng?

Người bệnh nên giảm muối bằng cách:

  • Khi chế biến món ăn nên hạn chế nêm, ướp muối
  • Sử dụng nhiều món ăn hấp, luộc thay cho các món kho, xào, nướng…
  • Hạn chế dùng gia vị, nước chấm đặt trên bàn ăn trong khi ăn
  • Không nên sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như: dưa cà muối, xúc xích, giăm bông, thịt xông khói…
  • Khi mua đồ hộp hoặc đồ chế biến sẵn nên lưu ý đọc thành phần để có thể "nói không" với sản phẩm có quá nhiều muối.
  • Tự nấu ăn tại nhà để có thể kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể.

    Nên ăn nhiều món hấp, luộc; hạn chế chiên, xào

5. Phòng bệnh tăng huyết áp

Để phòng bệnh tăng huyết áp, chúng ta cần lưu ý thực hiện lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học. Cụ thể:

  • Ăn uống cân bằng, đủ chất dinh dưỡng
  • Chỉ nên dùng không quá 5g muối/ngày
  • Tăng cường ăn rau xanh, quả tươi
  • Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no
  • Đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng trong khẩu phần ăn hằng ngày
  • Hạn chế uống bia rượu.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào

Ngoài ra cần duy trì cân nặng hợp lý, dồng thời tăng cường hoạt động thể lực, tránh lo âu, căng thẳng, sống tích cực. Thường xuyên kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Theo Hà Anh/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều muối: Có 1/6 cũng là đáng báo động

Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ gây ra nhiều bệnh như cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận, bệnh xương...

7 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang dư thừa muối, nhiều người còn không biết lượng muối mình...

Có bệnh nhân thốt lên: "Tôi có ăn mặn đâu mà bác sĩ khuyến cáo ăn giảm mặn". Tuy nhiên,...

Bữa ăn sáng đủ đầy dinh dưỡng với xôi xá xíu trứng muối cực ngon cho gia đình bạn

Xôi xá xíu trứng muối là món ăn tuyệt vời cho một buổi sáng đầy năng lượng. Với sự quen...

Bí kíp muối dưa cải siêu ngon, giòn chua tự nhiên, đảm bảo vụng mấy cũng làm thành công

Cách làm này dưa khi muối sẽ có màu vàng rất sáng, dưa thơm, nước trong. Món này chấm cũng...

Học ngay cách làm cà muối xổi trắng phau, giòn giòn một phát ăn ngay, cực hao cơm

Hãy cùng xem cách làm cà muối xổi chua chua, ngọt ngọt, không bị thâm, giòn tan vô cùng đơn...

Bánh yến mạch khoai lang phô mai trứng muối - món bánh hoàn hảo cho team mê trứng muối nhưng...

Bánh khoai lang yến mạch lạ miệng, thơm béo chắc chắn sẽ là món ăn vặt 'chuẩn bài' trong những...

Cách làm tôm nướng muối ớt ngon hết chỗ chê ngay tại nhà

Tôm nướng muối ớt là món ăn hấp dẫn nhờ hương vị cay từ ớt, thơm nồng vị biển, kết...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 19 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 19 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 19 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình