Phụ Nữ Sức Khỏe

Được xếp vào "tứ đại hà tiên", món ăn này giúp bổ máu lại giàu collagen nhưng dùng không đúng dễ gặp họa

Loại cá này được coi là một trong “bốn món ngon dưới nước”, có thể chế biến thành đủ món đại bổ nhưng không phải ai cũng nên dùng.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của BS CK2 Huỳnh Tấn Vũ, trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cơ sở 3 về tác dụng của thịt lươn cũng như lưu ý khi sử dụng món này. 

Lươn tên khoa học là Monopterus albus, là một loài cá thuộc Họ Lươn (Synbranchidae). Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư và đánh giá lươn là một trong “tứ đại hà tiên” (bốn món ngon dưới nước).

Lươn có giá trị dinh dưỡng cao

Thịt lươn được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: cháo lươn, miến lươn, lẩu lươn, chuối om lươn, súp lươn, lươn xào sả ớt, lươn nướng… Trước kia lươn chủ yếu chỉ được bắt ở ngoài tự nhiên. Ngày nay, người dân đã biết nuôi lươn để tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế.

 

Lươn giàu dinh dưỡng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe khi dùng đúng. (Ảnh minh họa)

Thịt lươn mềm, chế biến lên rất thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn có 236 kcal, hàm lượng protein là 17,2-18,8g; chất béo 0,9-1,2g (nhiều chất béo không bão hòa, omega 3, omega 6); canxi 38mg; phốt pho 150mg, sắt 1,6mg. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin A (126% giá trị hàng ngày), vitamin B12 (120% giá trị hàng ngày), vitamin D, vitamin B1, B2, B5, B6, vitamin PP, folate, vitamin K, vitamin C và các loại khoáng chất khác (như kẽm, selen, kali, đồng, mangan, ít natri). 

Chất đạm của lươn thuộc loại đạm quý, gồm nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như lysine, methionine, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, tryptophane. Do đó, thịt lươn được xem là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thịt lươn bổ dưỡng, giúp phục hồi sức khoẻ, phát triển thể chất

Chứa nguồn dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất dồi dào, lươn trở thành thực phẩm giúp người bệnh, người già hồi phục sức khỏe, trẻ em phát triển thể chất, mẹ bầu bồi bổ cơ thể. Các vitamin, khoáng chất trong lươn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, cải thiện tiêu hóa và trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

 

Thịt ươn có thể chế biến được thành nhiều món thơm ngon. (Ảnh minh họa)

Lươn cung cấp một lượng đáng kể vitamin A, D và B12 

100g thịt lươn cung cấp hơn 100% giá trị vitamin A và vitamin B12 hàng ngày, rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt, sản xuất năng lượng, chức năng miễn dịch tối ưu và nhiều chức năng khác. Vitamin D cũng cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch và hệ thống xương. Vitamin D hoạt động như một loại hormone trong cơ thể và tất cả các tế bào đều cần đến nó. 

Tốt cho não, cải thiện trí nhớ 

Lươn rất giàu DHA và lecithin, là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào các cơ quan của con người và là dưỡng chất không thể thiếu cho tế bào não. Theo dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm của Mỹ, bổ sung lượng lecithin thường xuyên có thể cải thiện 20% trí nhớ. Các acid béo không bão hoà trong lươn có lợi cho cho sự phát triển não. Vì vậy, ăn thịt lươn có tác dụng bổ não, cải thiện trí nhớ và học tập, và có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. 

Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch

Lươn chứa ít chất béo bão hoà nên là thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường, bệnh tim mạch. Chất béo trong lươn chủ yếu là chất béo không bão hoà, nhiều omega-3, omega-6. Lươn cung cấp một lượng lớn omega-3: 838mg omega-3 trên mỗi khẩu phần 100gvà 1.333mg omega-3 trên mỗi miếng lươn phi lê. Omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe của tim và chức năng của não. Hàm lượng omega-3 cao trong lươn được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư, giúp cải thiện huyết áp, giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và viêm khớp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng omega-3 có thể cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng.

Nhiều món từ lươn rất thơm ngon và giàu đạm nhưng không phải ai cũng nên ăn. (Ảnh minh họa)

Lươn bổ máu, ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

Một chế độ ăn uống ít chất sắt, vitamin B12 và folate làm tăng nguy cơ thiếu máu. Hàm lượng những chất này trong lươn rất dồi dào, giúp tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Lươn giàu collagen, giúp phụ nữ trẻ đẹp

Lươn có nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ như giảm nếp nhăn và cải thiện sức khỏe của da, nuôi dưỡng da, tóc và móng nhờ hàm lượng lớn collagen trong lươn. Protein trong lươn giúp các tế bào da sửa chữa và phát triển trở lại, khiến nó trở thành thực phẩm tuyệt vời cho những người bị mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến. Arginine chứa trong thịt lươn có chức năng quan trọng là ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú. 

Tác dụng của thịt lươn theo Đông y

Theo Đông Y, thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, bổ kinh tỳ vị, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ can thận, cường kiện gân cốt, khu phong trừ thấp, chữa các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, gân xương đau nhức, cơ thể suy nhược, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ.  Sách "Lĩnh Nam bản thảo" của Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi: "Con lươn, tên thuốc là Hoàng thiện, vị tươi ngọt, tính ấm nhiều, không độc, có công dụng bổ trung ích khí, chỉ lậu, băng, đuổi thấp, trừ phong...".

Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, viêm tai giữa mủ mãn tính; nhỏ vào mũi có thể chữa chảy máu cam; khi dùng ngoài có thể chữa lệch miệng, mắt, liệt dây thần kinh mặt. Xương của nó được sử dụng làm thuốc và nó cũng được sử dụng để điều trị bệnh chàm. 

Huyết lươn có độc, nhưng độc không chịu nhiệt, có thể nhiệt phân hủy, nấu chín ăn không ngộ độc. Việc điều trị máu lươn có phải do tác động của độc tố trong máu hay không vẫn còn phải nghiên cứu thêm. Việc dùng máu lươn trị méo miệng mới chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học nên cần nghiên cứu thêm.

Những lưu ý quan trọng khi ăn thịt lươn

- Không nên ăn lươn sống, nên sơ chế sạch và nấu chín kỹ.

- Nếu ăn nhầm máu lươn, nó sẽ kích thích niêm mạc miệng và đường tiêu hóa, sẽ làm hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, gây tê bì chân tay, suy hô hấp, tuần hoàn và dẫn đến tử vong. 

- Lươn sinh sống trong môi trường sình lầy, nước đục, ao bùn, nên có khả năng nhiễm các loại sán, ký sinh trùng. Việc ăn lươn sống sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển và gây hại cho cơ thể. Đã có người sử dụng thịt lươn được xào chưa chín tới dẫn đến nhiễm ký sinh trùng với ấu trùng Gnathostoma spinigerum từ 0.8 đến 29.6%. 

Không mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.

Ai không nên ăn thịt lươn?

- Người bị bệnh gút không nên ăn lươn. Lươn là thực phẩm giàu đạm, người bệnh gút ăn lươn sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.

- Người bị mỡ máu cao nên hạn chế ăn thịt lươn ở dạng chế biến chiên xào, nên chế biến bằng cách hấp, luộc, nấu cháo, nướng…

- Trẻ em trên 1 tuổi có thể ăn các món ăn từ thịt lươn, tuy nhiên không lạm dụng cho trẻ ăn lươn quá nhiều vì lươn dễ gây dị ứng ở một mức độ nhất định. Những bé có tiền sử bị dị ứng cần hết sức thận trọng khi ăn thịt lươn. Nên cho ăn thử một ít vào lần đầu và quan sát biểu hiện dị ứng để xử trí kịp thời.

Thịt lươn tuy là một thực phẩm quý, nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon, bổ dưỡng, nhưng nhất thiết phải được đun nấu thật chín trước khi ăn. Nên chọn lựa nguyên liệu tươi ngon, an toàn thực phẩm, chế biến đúng cách, để đảm bảo sức khoẻ.

Theo BS CK2 Huỳnh Tấn Vũ
  • Sự kiện/nhân vật/chủ đề:
  • món ăn

Tin liên quan

1 loại rau sống “quốc dân” tốt ngang insulin, hạ đường huyết hiệu quả, chống viêm, chắc xương: Bán tràn...

Loại rau này có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, đồng thời là thứ có thể đẩy lùi nhiều nguy...

Mối liên hệ bất ngờ giữa hành tây và ung thư

Hành tây có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Sau Tết muốn 'hồi sinh làn da' đừng nên quên loại quả này, vừa ngon lại giúp da sáng hồng,...

Loại quả này chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid và carotenoid giúp làm đẹp...

Loại nấm quen làm theo cách này dinh dưỡng gấp 12 lần

Chỉ cần thêm một vài bước đơn giản là có thể tăng cường tối đa chất dinh dưỡng trong một...

Loại quả trồng làm cảnh, nay bày lên mâm ngũ quả Tết tượng trưng cho sự thịnh vượng, giá 100.000...

Loại quả này tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng nên rất nhiều người lựa chọn để bày lên...

Uống nước rau má có tác dụng gì mà y học xưa ca ngợi nó là “thảo dược trường thọ”

Nước rau má từ lâu đã được nhiều người sử dụng nhưng nó có thể mang lại những lợi ích...

Nước gừng cho thêm một thứ thành “thuốc giảm cân tự nhiên”, kiểm soát cơn thèm ăn và đánh tan...

Thức uống này hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, kiểm soát sự thèm ăn, điều hòa lượng...

Tin mới nhất

Hà Nội dồn lực triển khai vành đai 4 Thủ đô, bất động sản dọc hai bên đường hưởng lợi

12 giờ trước

Sức khỏe hiện tại của 6 trẻ mầm non bị đánh bầm tím người

22 giờ trước

Sức tàn phá khủng khiếp của siêu bão Milton, gây thiệt hại nặng nề nhất lịch sử Mỹ

22 giờ trước

TP.HCM: 5 học sinh nhập viện nghi ngộ độc cấp cứu sau bữa ăn ở căng tin trường

22 giờ trước

Giông lốc san phẳng nhiều nhà cửa ở Florida, ít nhất 4 người chết, hàng triệu người không có điện...

22 giờ trước

Bàn thờ gia tiên đặt 3 hay 5 ly nước mới hút tài lộc? Có người sống gần hết đời...

22 giờ trước

Vụ cha đánh con 3 tháng tuổi nhập viện: Xuất phát từ xích mích tiền bạc, lương 4 triệu/tháng, không...

22 giờ trước

Hay đi chân đất tập thể dục, cô gái ở TP.HCM bị nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'

22 giờ trước

Nữ sinh sư phạm tự lo cuộc sống giữa thủ đô nhờ công việc gia sư

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình