Vì sao cần bổ sung kẽm cho trẻ?
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ở những trẻ có chỉ số IQ cao thường có hàm lượng kẽm cũng khá cao và ngược lại.
Trẻ thiếu kẽm không những tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật mà đối với sự phát triển trí não cũng vô cùng bất lợi. Đây chính là lý do các chuyên gia sức khỏe trên Erbohui luôn khuyến cáo mẹ nên kịp thời phát hiện sự thiếu hụt kẽm ở trẻ để sớm cải thiện.
Biểu hiện trẻ thiếu kẽm
Trẻ thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến chức năng vị giác, khiến trẻ mất đi cảm giác thèm ăn và ăn không ngon miệng. Thậm chí có trường hợp còn xuất hiện triệu chứng thèm ăn một món nào đó dị thường, chẳng hạn như trẻ bỗng nhiên thích ăn bùn đất, ăn móng tay v.v…
Ngoài ra, một trong những dấu hiệu trẻ thiếu kẽm là vết thương khó lành. Do quá trình tái tạo da và hồi phục các vết thương luôn cần có sự tham gia của nguyên tố kẽm. Thiếu kẽm sẽ gây khó khăn cho việc chữa lành vết thương, đôi khi còn xảy ra tình trạng lở loét.
Cơ thể không được đáp ứng nhu cầu kẽm còn gây trở ngại cho chức năng của hormone sinh trưởng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát dục của cơ thể trẻ. Điển hình là trẻ trở nên thấp bé nhẹ cân hơn các bạn cùng trang lứa.
Thêm vào đó, trẻ thiếu kẽm còn khiến hệ miễn dịch suy yếu. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trẻ dễ bị viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm khí quản v.v… tình trạng cứ tái đi tái lại không chữa khỏi dứt điểm.
Ngoài ra, trẻ thiếu hụt kẽm còn có nguy cơ cơ ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của tế bào thần kinh. Trẻ có biểu hiện chậm chạp, ngờ nghệch, trí não phát triển kém hơn các trẻ được đầy đủ dinh dưỡng.
Trẻ thiếu kẽm nên ăn gì?
Người lớn không nên tùy tiện mua các loại thuốc hay dung dịch được quảng cáo là bổ sung kẽm cho trẻ vì dễ gây quá liều hoặc sản phẩm không an toàn. Một nguyên tắc cơ bản nhất khi muốn bổ sung kẽm cho trẻ chính là ưu tiên từ thực đơn ăn uống hằng ngày.
Hải sản thuộc nhóm nghêu sò
Thực phẩm giàu kẽm đầu tiên phải kể đến chính là hải sản nhóm nghêu sò, chẳng hạn như hàu, sò điệp, óc móng tay, nghêu v.v… Hàm lượng kẽm trong nhóm này là vô cùng phong phú, đặc biệt nhất là hàu sống.
Một số trẻ không thích ăn hải sản và khó tiếp nhận được mùi vị của hàu. Lúc này, mẹ có thể thay đổi cách chế biến để kích thích trẻ ngon miệng hơn. Tuy nhiên, hải sản dễ gây dị ứng nên ban đầu, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn thử một ít để xem phản ứng của cơ thể thế nào rồi mới tăng dần trong các bữa ăn.
Thịt động vật
Theo nghiên cứu, thức ăn từ thịt cũng chứa nhiều kẽm, đặc biệt là thịt nạc. Khoảng 100gr thịt nạc thường chứa từ 3mg – 5mg kẽm.
Đồng thời axit amin được sinh ra sau khi phân giải protein còn có tác dụng thúc đẩy hấp thu kẽm vào cơ thể. Trong đó, thịt nạc bò có hàm lượng kẽm cao nhất, tiếp theo là thịt dê, thịt heo, gan heo, cá v.v…
Hạt vỏ cứng
Nhiều hạt vỏ cứng rất giàu kẽm phải kể đến như hạt óc chó, hạt bí đỏ, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt điều v.v… Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ mà bạn phân chia số lượng hạt cho trẻ ăn trong ngày. Nhưng cần chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì dễ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Nguồn:
https://www.erbohui.com/shenghuo/yingyang/2160.html
https://www.erbohui.com/shenghuo/yingyang/2570.html