Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ bị ra mồ hôi trộm không còn là nỗi lo lắng của phụ huynh khi biết những điều sau

Trẻ bị ra mồ hôi trộm là triệu chứng thường gặp, cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề này để giúp bé có thể phát triển một cách toàn diện. Việc tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách chữa trị là rất cần thiết.

Mồ hôi trộm là gì?

Mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ bị ra rất nhiều mồ hôi trong trạng thái hoàn toàn tĩnh. Do tình trạng đổ mồ nhiều thường xuất hiện vào ban đêm nên dân gian thường gọi là “đổ mồ hôi trộm”.

tre bi ra mo hoi trom 6
Trẻ bị ra mồ hôi trộm về đêm, điều này sẽ khiến trẻ ngủ không yên giấc - Ảnh minh họa: Internet

Thành phần mồ hôi được thải ra hơn 90% là nước, còn lại là một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài.

Ở trẻ nhỏ thường hay đổ mồ ở giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn người lớn, vì ở hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ còn non nớt. Đồng thời, bé cũng có tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể khá cao.

Biểu hiện của trẻ bị ra mồ hôi trộm

Các dấu hiệu trẻ bị ra mồ hôi trộm bao gồm:

Trẻ bị ra mồ hôi trộm ở đầu, lưng, háng, nách, lòng bàn tay, bàn chân vì đây là những nơi có nhiều tuyến mồ hôi.

Trẻ bị ra mồ hôi trộm khi ngủ.

Trẻ bị ra mồ hôi trộm về đêm, điều này sẽ khiến trẻ ngủ không yên giấc, hay bị giật mình và thức giấc. Do đó kéo theo trẻ cũng thường quấy khóc nhiều vào ban đêm.

Phân biệt trẻ đổ mồ hôi do nóng hoặc lạnh với trẻ bị đổ mồ hôi trộm: Khi trẻ bị nóng sẽ cảm thấy nóng bức, khó chịu trước khi bắt đầu giấc ngủ sâu. Còn những bé đổ mồ hôi trộm thì dù ngủ dậy mồ hôi ướt đẫm quần áo, bé vẫn thấy thoải mái trong lúc ngủ.

tre bi ra mo hoi trom 5
Mồ hôi trộm được chia thành 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý - Ảnh minh họa: Internet

Để biết khi nào bé đổ mồ hôi do nóng hoặc lạnh, chỉ cần sờ vào phía sau gáy của bé. Nếu gáy trẻ ấm, đầu nóng thì mồ hôi đó là nóng, cần chú ý đến việc đều chỉnh nhiệt độ và không đắp quá nhiều chăn cho bé. Còn nếu gáy lạnh, quanh đầu cũng lạnh thì đó là mồ hôi lạnh, chỉ cần lau sạch hết mồ hôi và ủ ấm là được.

Trẻ ra mồ hôi trộm gồm mấy loại?

Mồ hôi trộm được chia thành 2 loại là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý:

Mồ hôi trộm sinh lý

Là do sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, với những sự hưng phấn và kích thích nhiều thì sẽ ra mồ hôi trộm nhiều hơn để tỏa nhiệt trong cơ thể.

Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, phát sinh khoảng 30 phút trước khi ngủ và sẽ hết khoảng 60 phút sau. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Mồ hôi trộm bệnh lý

Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, với các biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, đổ mồ hôi nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết.

tre bi ra mo hoi trom 4
Việc đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là do bé bị thiếu canxi - Ảnh minh họa: Internet

Cùng với tình trạng ra nhiều mồ hôi thì cơ thể bé còn có các những biểu hiện khác như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc ho kéo dài, ăn uống kém...

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là hiện tượng rất phổ biến, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục trong thời gian dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị ra mồ hôi trộm ở tuổi sơ sinh

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là do bé bị thiếu canxi. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo rằng, với những bé thường hay ra nhiều mồ hôi một cách bất thường thì các bậc cha mẹ cần nên lưu ý vì tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

Thiếu vitamin D

Phần lớn tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là do thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương của trẻ đang được phát triển mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, những đứa bé bị sinh non, sinh nhẹ cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, hay  trẻ bị rối loạn tiêu hóa, còi xương... cũng đều bị thiếu vitamin D.

Bé mắc chứng tăng tiết mồ hôi

Tiết mồ hôi là cách để cơ thể tự cân bằng nhiệt độ, nhưng nếu để trẻ ở trong phòng lạnh, không khí thoáng mát mà trẻ vẫn đổ nhiều mồ hôi thì có thể bé đang mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Hội chứng này cũng thường gặp ở những người có bàn tay và bàn chân hay dính ướt do ra mồ hôi.

Có vấn đề về tim bẩm sinh

Nếu như tình trạng ra mồ hôi trộm không chỉ diễn ra trong lúc ngủ mà trong các hoạt động khác bé cũng ra nhiều mồ hôi thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh.

Hiện tượng ngưng thở khi ngủ

Tình trạng này thường gặp nhiều ở những trẻ sinh non. Việc ngưng thở khi ngủ có thể kéo dài từ 10 – 20 giây. Khi bé có hiện tượng này, sẽ xuất hiện tình trạng da tái nhợt, tiếng thở khò khè, khó thở, ngưng thở và ra nhiều mồ hôi.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS

Bé có thể gặp phải hội chứng đột tử SIDS nếu như bé ngủ trong phòng có không khí quá ngột ngạt và nóng bức. Việc này có thể dẫn đến tình trạng bé ngủ sâu li bì, đổ mồ trộm và khó có thể thức dây.

Trẻ bị ra mồ hôi trộm phải làm sao?

Cách chữa trẻ bị ra mồ hôi trộm bao gồm:

tre bi ra mo hoi trom 3
Phần lớn tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là do thiếu vitamin D - Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung vitamin D

Để bổ sung nguồn vitamin D cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng, từ 6 – 9 giờ (vào mùa hè) và từ 9 – 10 giờ (vào mùa đông). Thời gian tắm tăng dần từ 10 đến 30 phút. Để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng không nên cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.

Giữ cơ thể trẻ luôn mát mẻ

tre bi ra mo hoi trom 2
Ngưng thở khi ngủ có thể kéo dài từ 10 – 20 giây - Ảnh minh họa: Internet

Để trẻ chơi đùa trong không gian rộng thoáng, trong bóng râm, phù ngủ không bí bách. Tắm rẻ sạch sẽ và bổ sung lượng nước đầy đủ cho trẻ mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bổ sung những loại rau, quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt rất cần thiết cho trẻ.

Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển... các trái cây như mít, sầu riêng, xoài…bởi các loại thực phẩm này lượng chứa nhiều năng  lượng, sinh nhiệt nhiều khi chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa, thậm chí nổi mụn ngoài da.

Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc điều trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi trộm của trẻ,  kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ như bị sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi…

Chữa mồ hôi trộm theo cách dân gian

Lá đinh lăng “khắc tinh” của mồ hôi trộm

Lá cây đinh lăng khi sao khô làm gối hoặc trải xuống giường sẽ giúp thông kinh lạc, tránh đổ mồ hôi đầu, gáy giúp bé ngủ ngoan, không bị giật mình.

tre bi ra mo hoi trom 1
Gối gồm có lá đinh lăng đã được phơi khô, sao vàng và hạ thổ, cùng với bông gòn theo tỷ lệ 50/50 - Ảnh minh họa: Internet

Thành phần trong gối gồm lá đinh lăng đã được phơi khô, sao vàng và hạ thổ, cùng với bông gòn theo tỷ lệ 50/50.  Kiên trì cho trẻ gối đầu hoặc nằm khoảng 3 ngày đến 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Sử dụng nước rau má và lá dâu

Trong Đông y rau má và lá dâu tằm là 2 thực phẩm có thể trị chứng ra mồ hôi trộm.

Cách sử dụng: Rau má và lá dâu phơi khô hoặc xao khô, để trong lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần dùng 10gr lá dâu tằm khô và 5gr rau má khô cho vào ấm cùng 200ml nước nấu sôi để lấy nước uống trong ngày, mỗi đợt dùng khoảng 5-7 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.

Mẹo hay từ lá lốt

Không chỉ là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon miệng mà nhờ đặc tính ấm, vị cay nồng và thơm có công dụng giúp đào thải chất độc mà lá lốt được xem như là một vị thuốc trị nhiều bệnh rất hữu ích trong Đông y. Cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ bằng lá lốt là một trong số rất nhiều công dụng đó.

Cách sử dụng: Đun sôi lá lốt với nước rồi cho tay, chân bé vào ngâm, liên tục trong nửa tháng, mồ hôi trộm sẽ được giảm bớt rất nhiều. Hoặc mẹ có thể  khô rồi nấu lấy nước uống cho trẻ.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về những nguyên nhân cũng như các chữa trị khi trẻ bị ra mồ hôi trộm.

Những thông tin trong bài viết sẽ phần nào giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có được các biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Khi trẻ bị sốt liên tục, cha mẹ hãy áp dụng ngay cách này

Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém và rất hay mắc bệnh từ sổ mũi, ho, khò khè đến tiêu...

Trẻ bị thiếu máu: Những mối hiểm nguy rình rập ngay trước mắt

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không? Để giải đáp vấn đề này đòi hỏi bố mẹ cần có...

Trẻ bị viêm amidan có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Trẻ bị viêm amidan có mủ là căn bệnh thường gặp phổ biến trong các bệnh về tai mũi họng....

Chăm sóc để trẻ khỏe trong mùa lạnh

Trong mùa đông, thời tiết lạnh, ẩm, mưa thất thường là những yếu tố ảnh hưởng không tốt cho sức...

Khi nào con tôi có thể dùng smartphone?

Nếu con bạn đã trên 5 tuổi và bé muốn sử dụng điện thoại thông minh (smartphone), vậy thì lúc...

Những đứa trẻ nằm viện suốt đời từ hệ lụy hôn nhân cận huyết

Những đứa trẻ nheo nhóc ra đời từ những cuộc hôn nhân cận huyết thống lần lượt được phát hiện...

2 tác hại khi bố mẹ 'hồn nhiên' gần gũi con

Sự tiếp xúc gần gũi của mẹ và con trai hay bố và con gái có thể làm nảy sinh...

Tin mới nhất

Loại chảo giá rẻ “đầu độc” người dùng vì chứa chất độc hại, đe dọa sức khỏe cả gia đình:...

18/09/2024 08:49

Có nên phơi quần áo, chăn màn trên cục nóng cho nhanh khô không? Vì sao lại không nên?

22/07/2024 08:53

Ưu nhược điểm của việc sử dụng cốc nguyệt san

20/07/2024 15:07

Làm gì để hạn chế tác hại của nước mưa khi để ô tô ngoài trời?

08/05/2024 10:47

Sương sáo kỵ với gì?

07/05/2024 12:48

Đây là 3 loại nước rửa bát không nên dùng vì dễ khiến cả nhà mắc ung thư, đừng ham...

05/05/2024 08:21

Thêm mẹo này vào đậu đen trước khi nấu: 10 phút chè nở bung, không lo tốn gas, tốn điện

03/05/2024 07:07

Tuổi thọ của quạt hơi nước tăng lên 10 lần: Dưới đây là cách vệ sinh dễ dàng, không tốn...

03/05/2024 07:05

Cách vệ sinh chiếu điều hòa ngay tại nhà: Dùng 1 mẹo nhỏ đơn giản này, ai cũng làm được

02/05/2024 07:20

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình