Phụ Nữ Sức Khỏe

Những triệu chứng nhiễm giun thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên biết

Sau đây là những thông tin cần nắm về triệu chứng nhiễm giun thường gặp giúp bảo vệ trẻ nhỏ trước nguy cơ mắc bệnh giun sán.

Nhiễm giun sán nghĩa là các loại sinh vật này sẽ xâm nhập vào ruột của trẻ. Thường thì sẽ không có bất kỳ triệu chứng nhiễm giun nào nổi bật hoặc nếu có thì những triệu chứng này cũng rất nhẹ thoáng qua đến nỗi không ai chú ý.


Trẻ nhỏ bị nhiễm giun sán

Khi bị nhiễm giun, vì cơ thể phải chia sẻ các dưỡng chất được hấp thu vào với giun sán nên trẻ thường có nguy cơ thiếu chất và suy dinh dưỡng dù ăn uống bình thường.

 

1. Tại sao trẻ nhỏ thường nhiễm giun sán?

Nhiễm giun sán là một tình trạng khá phổ biến và rất dễ lây lan, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình cứ 5 người sống ở Ấn Độ thì có ít nhất 1 người bị nhiễm giun sán. Ở trẻ nhỏ, căn bệnh này có tỷ lệ nhiễm khá cao.

Hiện nay, thế giới ghi nhận có rất nhiều loại giun sán, trong đó giun kim là gặp nhiều nhất ở trẻ em. Những con giun trông giống với những sợi chỉ và chúng thường có chiều dài từ 2 – 13mm và có thể tồn tại đến 6 tuần trong ruột.

Giun đũa, giun tóc, giun móc là những loại giun khá phổ biến ở Ấn Độ và các nước châu Á. Khi bị nhiễm những loại giun này, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu hoặc ăn ít, sụt cân. Thế nhưng, đừng quá lo bởi việc loại bỏ những con giun này ra khỏi cơ thể ngày nay đã trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

2. Triệu chứng nhiễm giun sán ở trẻ nhỏ

Tùy vào loại giun mà trẻ bị nhiễm và mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm, trẻ có thể có một số triệu chứng sau như: đau bụng, sụt cân, cáu gắt, buồn nôn, phân có máu, khó ngủ, ngứa, nôn mửa hoặc ho, ngứa hoặc đau quanh vùng hậu môn.


Trẻ bị ngứa hoặc đau quanh vùng hậu môn

Đôi khi sẽ xuất hiện triệu chứng đau khi đi tiểu do trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu và điều này thường phổ biến ở các bé gái. Nguy hiểm hơn, hiện tượng chảy máu trong khi nhiễm giun nặng có thể dẫn đến thiếu máu, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng

Triệu chứng phổ biến là trẻ thường tiêu chảy kéo dài kèm theo việc ăn uống không ngon miệng. Tình trạng tắc nghẽn ruột có thể gây ra nôn ở một số trẻ. Nhiễm giun nặng có thể gây co giật.

Nếu nhiễm giun sán nhẹ, trẻ sẽ không có bất cứ triệu chứng nào bất thường trên cơ thể ngoài việc thường hay nói mình bị ngứa vào ban đêm.

3. Biểu hiện thường gặp khi nhiễm giun sán

+ Hay ôm bụng

Những cơn đau ở vùng bụng quanh rốn hoặc đau ở phần bụng trên hoặc triệu chứng đau thành từng cơn ở hố chậu phải là biểu hiện dễ nhận biết nhất khi trẻ nhiễm giun. Những bé có nhiều giun đũa thì thường xuất hiện cơn đau khi đói.


Trẻ hay ôm bụng

+ Chảy dãi khi ngủ

Nếu mẹ thấy bé thường xuyên chảy dãi, nghiến răng khi ngủ thì đừng xem đó là dấu hiệu bình thường. Hãy đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay vì rất có thể bé đã bị nhiễm giun tròn.

+ Nôn trớ thường xuyên

Khi tình trạng nôn trớ xuất hiện đột ngột và kéo dài. Biểu hiện bằng việc trẻ có thể bị lợm giọng, lúc ngủ dậy sáng sớm thì buồn nôn. Nếu có quá nhiều giun trong cơ thể mẹ có thể thấy trẻ nôn hoặc đi ngoài ra giun.

+ Ngứa hậu môn

Bé có thể bị ngứa hậu môn khi nhiễm giun kim, nhất là vào ban đêm. Hoạt động bò trườn của giun sán có thể làm hậu môn bé bị viêm đỏ. Đối với các bé gái, nhiễm giun kim khiến bé hay đưa tay gãi và có thể gây ra viêm nhiễm âm đạo.

+ Có thói quen nằm sấp

Trẻ nhỏ khi bị nhiễm giun sán thường sẽ giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí kén ăn và ngủ ít. Bé cũng rất dễ trằn trọc thức giấc ban đêm, có thể hay nằm sấp, giảm tập trung trong mọi sinh hoạt.

+ Da dẻ xanh xao

Nếu bé là đứa trẻ trước giờ có da dẻ hồng hào bỗng đột nhiên trở nên xanh xao, người gầy đi, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung thì cha mẹ có thể nghĩ đến việc bé bị nhiễm giun sán.

+ Chậm lớn

Nhiều phụ huynh không thể lý do vì sao con mình dù đã ăn nhiều, ăn đủ chất nhưng lại chậm phát triển thể chất, chậm tăng cân, chiều cao. Lúc này cha mẹ hãy nghĩ ngay đến triệu chứng nhiễm sán, con bạn có thể đã nhiễm giun sán. Giun tròn có mặt trong ruột của trẻ sẽ lấy đi những chất dinh dưỡng trẻ nạp vào cơ thể khiến bé còi cọc, chậm phát triển.

+ Sốt nhiều, ho ra máu

Khi bị nhiễm giun sán nặng, một số trẻ thường có biểu hiện sốt, mệt mỏi, ho ra máu, kém ăn do ấu trùng di chuyển ở phổi.

4. Làm gì khi con bạn có biểu hiện nhiễm giun sán?

Biện pháp tốt nhất để xác định  con bạn có bị nhiễm giun hay không là đưa trẻ đến các cơ sở y tế kiểm tra. Bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện một vài xét nghiệm như:

+ Kiểm tra phân: mẫu phân của trẻ sẽ được lấy và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có bị nhiễm giun hoặc trứng giun không.

+ Kiểm tra dưới móng tay: đây là cách đơn giản giúp bác sĩ phát hiện xem có trứng giun dưới móng của trẻ hay không.


Kiểm tra dưới móng tay của trẻ

+ Kiểm tra bằng băng dính: đây là xét nghiệm chuyên khoa được bác sĩ thực hiện bằng cách để một miếng băng dính ở hậu môn của các bé để thu thập trứng giun. Tiếp sau đó, miếng băng dính sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.

+ Siêu âm: phương pháp xét nghiệm này chỉ được thực hiện khi trẻ bị nhiễm giun khá nghiêm trọng. Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể tìm ra được vị trí chính xác của giun.

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, đa số các loại giun đều có thể được điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sau khi thăm khám sẽ tiến hành kê các loại thuốc hoặc phương pháp tẩy giun dựa trên loại giun mà trẻ bị nhiễm. Trẻ có thể được chỉ định bổ sung thêm chất sắt nếu bị thiếu máu.

Lưu ý là phụ huynh không nên tự ý mua thuốc hoặc cho trẻ dùng các loại thuốc thảo mộc không được bác sĩ cho phép vì một số thuốc chống giun có thể không phù hợp với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng bất kỳ loại dược liệu nào cho trẻ em.

Đáng lo ngại là nhiễm giun là tình trạng có thể dễ dàng lây lan và tái phát. Nếu trẻ bị giun sán, bác sĩ sẽ khuyên các thành viên khác trong gia đình cũng nên thăm khám và điều trị, ngay cả khi bạn không bị nhiễm giun, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình.

5. Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun cho trẻ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo rằng trẻ từ tuổi mẫu giáo trở lên nên được tẩy giun định kỳ thường xuyên. Các bác sĩ khuyên bạn nên cho trẻ tẩy giun sau mỗi 6 tháng 1 lần.

Trẻ nhỏ khi biết đi sẽ rất dễ bị nhiễm giun. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra định kỳ và theo dõi việc tẩy giun.

Sau đây là một vài điều mà bạn có thể làm để phòng ngừa nhiễm giun cho trẻ em:

- Thay tã thường xuyên cho trẻ và rửa tay kỹ sau mỗi lần thay.

- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên.

-  Khi trẻ bắt đầu biết đi, hãy mang giày cho trẻ mỗi khi ra ngoài. Rửa sạch tay và bàn chân cho trẻ sau khi trẻ chơi xong hoặc ra ngoài về.

- Không cho trẻ chơi ở những khu vực bẩn, hố cát ẩm ướt, đặc biệt là  vào mùa mưa bão. Nguồn nước ô nhiễm có thể là nguyên nhân gây giun sán ở các vùng nông thôn.

- Đảm bảo chỗ mà con em bạn chơi đùa, học tập phải sạch thoáng và khô ráo.

- Hãy dạy trẻ nhỏ đi vệ sinh ở trong nhà vệ sinh chứ không đi bên ngoài.

- Rửa hậu môn cho trẻ bằng xà phòng sau mỗi lần bé đi vệ sinh xong. Rửa tay kỹ ngay sau đó. Nếu con bạn đã lớn, hãy dạy trẻ rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh.


Hãy dạy trẻ rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh

- Nhắc nhở các thành viên trong gia đình bạn rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn hay đi vệ sinh.

- Cắt móng tay cho các bé ngắn và sạch. Trứng giun có thể ẩn nấp dưới móng tay và phát tán khắp nhà.

- Thực hiện ăn chín uống sôi.

- Rửa kỹ trái cây và rau quả trước khi ăn. Với những loại rau có lá màu xanh đậm hãy rửa chúng cẩn thận vì chúng thường chứa nhiều đất cũng như cát ấu trùng giun sán.

Trên đây là một số thông tin về triệu chứng nhiễm giun sán thường gặp, cách điều trị và phòng ngừa nhiễm giun hiệu quả, an toàn ở trẻ nhỏ. Hãy bảo vệ sức khỏe của các bé vì sự phát triển khỏe mạnh toàn diện sau này của trẻ.

Quỳnh Anh (T/h)

Tin liên quan

Mẹ Việt yên tâm hơn khi có men Nhật L-137 cho con

Nhiều người mẹ đã lúng túng không biết làm sao để tăng cường hệ miễn dịch cho con nhằm tạo...

Không chỉ 'ghi điểm với thành tích học tập xuất sắc, con gái Bình Minh gây ấn tượng vượt trội...

Con gái của diễn viên Bình Minh - An Nhiên được khen gương mặt xinh xắn, chiều cao vượt trội...

Ái nữ đầu lòng của Bình Minh trổ dáng thiếu nữ, ngoại hình ngày càng xinh đẹp, thướt tha, khiến...

Mới đây, Anh Thơ - bà xã diễn viên Bình Minh - chia sẻ con gái đầu lòng là An...

Tìm hiểu cách chữa u nang buồng trứng an toàn và hiệu quả

Cách chữa u nang buồng trứng như thế nào vừa an toàn vừa hiệu quả là vấn đề được nhiều...

Những biểu hiện u nang buồng trứng các chị em cần phải biết

U nang buồng trứng ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai ở các chị em. Nắm rõ biểu hiện...

U nang buồng trứng kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

U nang buồng trứng kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho sức khỏe và khối u không...

Những lưu ý về triệu chứng tiền mãn kinh sớm

Có rất nhiều thay đổi trong cơ thể người phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

20 phút trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

1 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

1 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

1 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

2 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 4 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 4 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 19 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình