Phụ Nữ Sức Khỏe

Tôi sống với bệnh suy thận giai đoạn cuối ở tuổi 33

Căn bệnh suy thận đến với tôi như một sự đánh đố của tuổi 33, dạy tôi cách trân trọng từng ngày được sống.

Tôi được đẩy vào phòng cấp cứu. Từng dòng dịch nhầy nhụa, màu vàng nhạt từ tim, phổi theo ống dẫn được hút ra khỏi cơ thể.

Máy móc lại cật lực làm việc, khoét trên xương đòn một lỗ nhỏ, sau đó luồn cơ mang dây dợ vào bên trong. Bác sĩ nói đây là đường hầm chạy thận nhân tạo, giúp việc lọc máu sau này dễ dàng hơn.

Mọi thứ diễn ra nhanh chóng, như cách căn bệnh suy thận đến với đời tôi.

Tôi là Hải An. “Hải” là biển lớn, “An” được trích từ “an lành”. Cái tên tựa như mặt biển tĩnh lặng, được ba mẹ gửi gắm mong muốn con gái có cuộc đời an yên. Thế nhưng, đó là chuyện trước khi tôi bước sang tuổi 33.

Khi tôi 33 tuổi, thận còn 8% sự sống

Năm 2015, tôi sang nước ngoài định cư. Cuộc sống nơi đất khách quê người buộc tôi phải nỗ lực gấp đôi bình thường. Học tiếng Pháp, kinh doanh online, chăm sóc con và làm việc ở nhà hàng, 24 giờ mỗi ngày của tôi bị lấp đầy bằng hàng tá công việc. Dĩ nhiên, chẳng có một giây phút nào là thời gian cho chính mình.

Những ngày cuối tháng 1/2023, hai chân tôi bỗng dưng nặng trịch, di chuyển khó khăn. Đêm xuống, những cơn ho dày vò, bóp nghẹt phổi khiến tôi chẳng thể thở nổi. Cho rằng mình chỉ đang kiệt sức do làm việc, tôi phớt lờ các tín hiệu “cầu cứu” của cơ thể.

Một tháng ròng chật vật, tôi mới quyết định đến bệnh viện để kiểm tra. Ảnh chụp X-quang cho thấy ở tim, phổi lúc này đã ken đặc dịch. Đau đớn hơn, đó cũng là thời khắc tôi hay tin bản thân mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối.

Kết quả sinh thiết cho biết tôi mắc IgA - một loại bệnh tự miễn có khả năng gây biến chứng suy thận. Chức năng thận chỉ còn vỏn vẹn 8%, tôi được chuyển ngay đến phòng chạy thận cấp cứu. Tính mạng tôi lúc bấy giờ chỉ được tính bằng phút.

Hàng tá câu hỏi khiến đầu tôi như sắp nổ tung. Nước mắt thi nhau rơi xuống thay cho những câu hỏi bị chặn lại ở cổ họng.

Lúc tôi còn chưa chấp nhận sự thật, ống thông tĩnh mạch trung tâm đã được luồn vào phía dưới xương đòn, tạo một đường hầm chạy thận nhân tạo để thuận tiện cho việc lọc máu sau này. 33 tuổi, tôi chính thức trở thành bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối.

 
Từ ngày mắc bệnh suy thận, với tôi mỗi ngày trôi qua như một cơn ác mộng.
 
 

Những ngày dưới hố sâu

Tôi nhớ như in lần đầu tiên bước chân vào căn phòng sáng lóa. Các điều dưỡng bận rộn ghi chép số liệu, máy móc kêu inh ỏi, dòng máu đỏ au chạy qua chạy lại hai ống dẫn trên tay bệnh nhân khiến tôi choáng ngợp.

Hơn 20 người trong phòng chạy thận nhân tạo. Tất cả đều đã bước sang ngưỡng lục tuần. Họ nằm trên giường, mắt nhìn thăm thẳm. Liệu đây sẽ là chính mình của tương lai, tôi giật mình tự hỏi.

Đều đặn 3 lần/tuần, khi mặt trời vẫn còn vùi mình sau làn tuyết trắng, xe đưa rước của bệnh viện đã đổ trước cửa nhà, báo hiệu một ngày chạy thận mới. Nhiều tháng trôi qua, tôi vẫn chưa chấp nhận căn bệnh này.

Mỗi bữa ăn giờ đây đều như không mùi, không vị, tôi chẳng thể nuốt trôi. Tôi khước từ mọi cuộc vui, cả ngày ngồi ở nhà ôm mặt khóc nấc.

“Mắc bệnh này là cả đời gắn liền với máy chạy thận, không phục hồi được nữa”, một bệnh nhân thủ thỉ với tôi. Từng câu, từng chữ như cứa vào tim.

Chỉ 2 tháng sau khi chạy thận, một cuộc gọi từ Việt Nam báo mẹ tôi bị u não. Đứa em khác trong dòng họ cũng vì căn bệnh trầm cảm mà kết liễu cuộc đời. Nối tiếp đó, hai người thân khác cũng lần lượt ra đi.

Ca phẫu thuật của mẹ, đám tang của người thân, tôi đều không thể có mặt. Đó cũng là lúc tôi nhận thức được rõ ràng nhất cuộc đời mình đã bị trói chặt vào chiếc máy lọc máu.

 
Thay vì đầu hàng, tôi chọn cách sống chung với căn bệnh suy thận, học cách trân quý từng ngày được sống và phải sống thật trọn vẹn.

Thân bệnh, tâm bệnh tranh nhau dày vò, tôi càng co ro trong thế giới của riêng mình. Một chuyên gia tâm lý được cử đến, bên cạnh an ủi tôi vào những buổi chạy thận. Thế nhưng, những suy nghĩ hỗn loạn dường như tràn khỏi đầu, bịt chặt tai tôi lại, ngăn không cho những lời ấy chảy vào màng nhĩ.

Tâm trạng tôi dần chạm đáy, thấy tôi có dấu hiệu của trầm cảm, bác sĩ điều trị khuyên tôi nên tự lọc máu tại nhà. “Khi nhìn thấy người thân và cảm nhận hơi ấm gia đình, tâm trạng của cô cũng sẽ dần tốt lên”, vị bác sĩ đã nói như thế.

Biết ơn những ngày được sống

4 tháng kế tiếp, tôi được hướng dẫn 1:1 với điều dưỡng về các bước chuẩn bị máy lọc, vệ sinh đường hầm chạy thận nhân tạo. Khi đã thành thạo mọi quy trình cũng là lúc chiếc máy lọc máu được chuyển đến nhà tôi. Giờ đây, tôi phải lọc máu 4 buổi/tuần, mỗi lần mất khoảng 2 giờ.

Có lẽ, vị bác sĩ ấy đã đúng. Tâm trạng tôi dường như tốt lên từng ngày. Vẫn là những buổi lọc máu, thế nhưng, tôi thấy ấm áp lạ thường. Trên tivi chiếu một bộ phim, cả nhà ba người ngồi quây quần thường thức, tiếng máy lọc máu vẫn vang lên đều đều.

 
Sự kề cận của chồng kéo tôi ra khỏi vực sâu.

Như choàng tỉnh khỏi cơn mê, tôi nhận ra bản thân đã bỏ quên gia đình nhỏ của chính mình quá lâu. Thế nhưng, cả chồng và con vẫn ở đấy, kiên nhẫn chờ tôi thoát khỏi bóng đen tâm lý. Tôi dần hiểu, kiên nhẫn cũng là một ngôn ngữ tình yêu.

Đứa con gái bé bỏng của tôi cũng trưởng thành hơn so với tuổi 12, lứa tuổi mà lẽ ra nên được đi đó đây, lại phải ở nhà tất bật soạn thuốc cho mẹ uống, động viên mẹ “Không đi chơi cũng được, con biết mẹ đang bệnh mà!”.

Không phải đến bệnh viện, trong một giây phút nào đó, tôi thoáng quên đi việc mình là một bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Lọc máu đối với tôi giờ đây như việc đánh răng, rửa mặt mỗi ngày, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.

Tôi chấp nhận rằng ai rồi cũng phải ra đi, theo quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của tạo hóa. Căn bệnh này sẽ bám riết tôi cả đời, nhưng tôi không thể để nửa đời sau cứ đắm chìm vào hố sâu.

Thay vì đầu hàng, tôi chọn cách sống chung với căn bệnh suy thận, học cách trân quý từng ngày được sống và phải sống thật trọn vẹn.

Theo Kỳ Duyên/Tri thức

Tin liên quan

Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn socola không?

Bạn có thể ăn socola nếu bạn bị tiểu đường, miễn là bạn ghi nhớ một số điều sau.

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc bỏ ăn sáng thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm...

Lạnh đến mấy cũng nên mở cửa sổ 5 thời điểm này để tốt cho sức khỏe

Khi ở nhà, một số người thích đóng cửa cho yên tĩnh, một số người khác lại muốn mở cửa...

Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui

Khi đi thăm người thân hoặc bạn bè đau ốm nằm viện aic ũng có thói quen mang theo quà....

Cụ ông gần 100 tuổi mắc ung thư đại tràng

Đây là ca phẫu thuật đứng trước nhiều thách thức do bệnh nhân tuổi đã cao kèm hội chứng thiếu...

Điểm danh 5 loại thực phẩm giúp giảm đau khớp hiệu quả, an toàn và giá cực rẻ

Viêm khớp có thể do bệnh lý hoặc do quá trình vận động quá sức gây ra. Việc bạn chủ...

Mướp đắng cực tốt cho sức khỏe nhưng "đại kỵ" với 4 nhóm người này, phải hết sức thận trọng...

Mướp đắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên theo các chuyên gia, đối với một số người,...

Tin mới nhất

Chồng bỏ vợ mới sinh nằm viện để chạy về với 'tiểu tam', nửa đêm nghe cuộc gọi của chị...

3 giờ trước

Phát hiện bố chồng đứng thập thò trước phòng chị giúp việc, tôi lén nhìn thì bàng hoàng sửng sốt...

3 giờ trước

Sau ly hôn, ngày tôi đến thăm con thì thằng bé hét thất thanh bỏ chạy, còn vợ cũ cười...

3 giờ trước

Hùng hổ đạp cửa bắt quả tang chồng nằm với bồ, nhưng khi nhìn rõ mặt ả ta thì tôi...

3 giờ trước

Bắt tại trận chồng nằm với bồ, nhưng khi nhìn rõ mặt ả ta thì tôi 'cười lạnh' vì lý...

3 giờ trước

Gái ế U30 'cắn răng' lấy đại cậu bạn thân, đêm tân hôn, tôi bàng hoàng ngã ngửa khi thấy...

5 giờ trước

Bắt quả tang vợ ngoại tình, khi mở cửa ra tôi và bố lặng người khi thấy người này

5 giờ trước

Nghe tiếng rục rịch lúc nửa đêm, lén nhìn vào phòng chị gái, tôi tá hỏa kinh ngạc với cảnh...

5 giờ trước

Chồng bỗng biến mất lúc nửa đêm, tôi đi tìm thì bủn rủn tay chân khi nghe câu chuyện của...

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình