Phụ Nữ Sức Khỏe

Cụ ông gần 100 tuổi mắc ung thư đại tràng

Đây là ca phẫu thuật đứng trước nhiều thách thức do bệnh nhân tuổi đã cao kèm hội chứng thiếu máu, nhiễm trùng....

Gần 100 tuổi mắc ung thư đại tràng

Thông tin từ Bệnh viện K cho biết, các bác sĩ bệnh viện này vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật ung thư đại tràng sigma cho cụ ông V. X. K. (98 tuổi, quê tại Nam Định).

 

Trước đó, cụ K. thường xuyên có các triệu chứng đau bụng âm ỉ kéo dài tại hạ vị, đi ngoài ra máu,... dường như chỉ là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa thông thường nên không đi thăm khám. Cơn đau kéo dài suốt mấy tháng, phải tới khi không thể chịu nổi, cụ mới chia sẻ để được người thân đưa tới khám tại Bệnh viện K.


Bệnh nhân được các bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện phẫu thuật.

Từ các dấu hiệu bệnh của cụ K. và thông qua thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm, nội soi đại trực tràng, chụp CT, bác sĩ Bệnh viện K chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư đại tràng sigma, tổn thương u sùi thâm nhiễm gây chit hẹp, dày thành không đều quanh chu vi.

Tổn thương này đã gây mất cấu trúc các lớp ống tiêu hóa, thâm nhiễm rộng mỡ xung quanh và vùng hố chậu trái. Các vùng lân cận có vài hạch lớn, có hạch đường kính tới 26mm, bờ không đều. Người bệnh được chẩn đoán trước mổ: ung thư đại tràng Sigma T4bN2M0.

Ban đầu, cho rằng tuổi đã cao không đủ sức điều trị, vậy nên cụ K. cùng gia đình đều khá lo lắng, thậm chí có ý định buông xuôi, không điều trị. Tuy nhiên, sau khi tới Bệnh viện K thăm khám và được các bác sĩ động viên, cả cụ K. và người nhà đều quyết tâm thực hiện phẫu thuật.


Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân.

PGS.TS Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Ngoại bụng I - Bệnh viện K cho biết, với những bệnh nhân ở độ tuổi cao, đặc biệt ngoài 90 thì thường tâm lý là buông xuôi, họ khá lo ngại và phó mặc cho số phận.

"Nhưng với các bác sỹ, sẽ không có giới hạn tuổi nào trong điều trị. Chúng tôi chia sẻ, tư vấn, phân tích dựa trên các kết quả thực tế của người bệnh để đưa ra hướng điều trị tốt nhất, phù hợp nhất. Khi đã có sự kết nối, chia sẻ thì chúng tôi đều được sự tin tưởng tuyệt đối từ phía người bệnh. Chỉ còn một tia hy vọng chúng tôi cũng sẽ cứu chữa", PGS.TS Phạm Văn Bình nói.

Ca bệnh nhiều thách thức

Đây là ca phẫu thuật đứng trước nhiều thách thức do bệnh nhân tuổi đã cao kèm hội chứng thiếu máu, nhiễm trùng, do đó, các bác sỹ đã chuẩn bị nhiều phương án để kịp thời xử lý các diễn biến trong mổ.

Đối với trường hợp bệnh nhân K., do tuổi đã cao, việc điều trị bệnh lý ung thư cần được cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng. Nhận thấy những biểu hiện ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh, u ngày càng phát triển nhanh cần xử trí sớm, cùng với đó các bác sĩ cũng cân nhắc phương án cầm máu trong mổ, các biến chứng có thể xảy ra đều được dự phòng.


Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân hiện đã ra viện, thuận lợi hơn trong sinh hoạt (Ảnh: BVCC)

Đặc biệt bệnh nhân đã cao tuổi, tiềm ẩn rất nhiều yếu tố khó khăn trong cả quá trình gây mê và phẫu thuật nên ekip đã hội chẩn để áp dụng các kỹ thuật mới, các thiết bị tiên tiến, ưu tiên đặt sự an toàn của bệnh nhân lên trên hết.

Sau khi đánh giá toàn trạng, các bác sĩ nhận định hoàn toàn có thể phẫu thuật cắt đoạn Sigma – trực tràng, đồng thời tiến hành làm hậu môn nhân tạo, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện được các vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày.

Với sự động viên, khích lệ từ các bác sĩ, cụ ông V. X. K. cùng gia đình đều đã hoàn toàn yên tâm và quyết tâm thực hiện phẫu thuật. Ekip phẫu thuật gồm các bác sĩ khoa Ngoại bụng 1; Trưởng kíp là PGS.TS Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện K đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.

Kíp phẫu thuật đã thực hiện loại bỏ tổn thương, cắt đoạn đại tràng sigma – trực tràng, làm hậu môn nhân tạo đại tràng trái, cầm máu kỹ. Sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác giữa các kíp bác sĩ gây mê - hồi sức, vận hành hệ thống máy tuần hoàn ngoài cơ thể cùng các phẫu thuật viên đã giúp cuộc mổ diễn ra thuận lợi suốt 3 tiếng đồng hồ.

Với sự chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng của đội ngũ nhân viên y tế, sức khỏe bệnh nhân đến nay đã phục hồi tích cực. Các chỉ số sau mổ đã ổn định, bệnh nhân tỉnh táo vận động trở lại. Hiện tại, người bệnh phục hồi ổn định sau điều trị.

Theo Nam Anh/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Dụng cụ nấu ăn bằng silicon có an toàn? Chuyên gia nói sự thật ít người biết

Dưới đây là những điều bạn cần biết khi sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng silicon. ...

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu ăn đu đủ ngay khi thức dậy vào buổi sáng?

Đu đủ là một loại trái cây có thể dễ dàng thêm vào chế độ ăn uống của bạn để...

6 hành động tưởng “xoa dịu” căng thẳng nhưng lại khiến cơ thể lo lắng hơn

Bạn có thể nghĩ rằng những thói quen phổ biến này sẽ giúp bạn thư giãn nhưng không, thay vào...

5 thói quen hàng ngày có thể hủy hoại sức khỏe não bộ

Những thói quen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ của chúng ta. Bằng cách nhận thức được...

Bất ngờ với điều xảy ra với cơ thể nếu bạn ngừng ăn đường trong 30 ngày?

Với mục tiêu giảm cân và có làn da sáng hơn? Hãy thử thực hiện chế độ ăn kiêng không...

Tại sao nên thêm khóm vào thói quen ăn uống hàng ngày?

Thêm khóm vào thói quen ăn uống hàng ngày là một cách tuyệt vời để tăng cường sức khỏe và...

Tại sao càng nhuộm tóc bạc càng nhanh và nhiều?

Nhiều hóa chất trong các loại thuốc nhuộm tóc bạc phá hủy sắc tố melanin làm đen tóc dẫn tới...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

11 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

11 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

11 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 2 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 2 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 2 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 6 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình