Khoai lang có thể được chế biến bằng rất nhiều cách như chiên, nướng, nghiền và cách nào cũng khiến khoai trở nên ngon miệng. Khi chuẩn bị nấu khoai, bạn có tự hỏi “vỏ khoai có ăn được hay không?” Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vỏ khoai có ăn được hay không và các lợi ích của việc ăn chúng.
Vỏ khoai lang ăn được không?
Câu trả lời là được, dù là khoai lang cam, trắng hay tím thì đều ăn được. Nên lần sau ăn khoai, bạn có thể để vỏ lại. Nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian và thêm kết cấu cho món ăn, mà còn đem lại những giá trị dinh dưỡng. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin A, C và chất xơ dồi giàu và vỏ khoai, theo nghiên cứu chỉ ra, là rất giàu chất xơ.
Một nghiên cứu năm 2021 được xuất bản trên Agronomy đã kiểm nghiệm giá trị dinh dưỡng của khoai lang tím còn để vỏ và bỏ vỏ, cũng như giá trị dinh dưỡng của cái vỏ. Các nhà nghiên cứu phát hiện bỏ vỏ làm mất 64% chất xơ so với khoai còn vỏ. Họ kết luận để lại vỏ là “cách tốt nhất để duy trì hàm lượng chất xơ cao”.
Tương tự, một nghiên cứu năm 2022 được xuất bản trên Food Reasearch đã kiểm tra giá trị sức khỏe tìm năng của bột vỏ khoai lang trộn trong bánh quy. Nghiên cứu tìm ra là hàm lượng chất xơ tăng đáng kể khi vỏ khoai lang cam hoặc tím được thêm vào bột bánh quy. Thực tế, bánh quy có bột vỏ khoai có hàm lượng chất xơ gấp đôi loại thông thường (tăng từ 0.8% lên 2.3% khối lượng chất xơ).
Tại sao chất xơ lại quan trọng? nó có rất nhiều lợi ích về sức khỏe bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, lợi khuẩn đường ruột và giúp đi ngoài thường xuyên. Hơn nữa, chất xơ giúp nó lâu, có lợi cho người muốn giảm cân. Sách hướng dẫn bữa ăn cho người Mỹ 2020 – 2025 đề xuất ăn phụ nữ ăn ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày và đàn ông ít nhất 31g. Để ví dụ thì 1 củ khoai lang nướng có khoảng 5g chất xơ.
Tóm lại
Bạn có thể ăn vỏ khoai lang. Nó rất giàu chất xơ, một chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và giúp nó lâu. Vậy nên lần tới bạn ăn khoai lang, hãy để vỏ lại.
Theo EatingWell