Nếu bạn để khoai lang quá lâu, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt thì khoai lang rất dễ bị mọc mầm. Về bản chất, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên vẫn có thể chế biến bình thường. Nhưng trước khi sử dụng, hãy gọt bỏ đi phần mọc mầm rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 30 phút để làm tan một số chất không có lợi.
Xét về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn quá nhiều vitamin và khoáng chất như trước nữa, mùi vị của chúng cũng bị thay đổi, không còn ngon và hấp dẫn khi chế biến.
Mặc dù khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng chúng rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Những loại nấm mốc sinh sản ở trên khoai lang sẽ có những đốm nâu hoặc đen.
Nếu bạn quan sát trên củ khoai lang xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đen thì rất có khả năng củ khoai đó đã bị nhiễm độc tố do nấm mốc, điển hình là ipomeamarone. Chất này khiến cho củ khai bị đắng (hà), khiến người ăn phải bị nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt,... Bởi vậy, những người có đường tiêu hoá yếu như người già, trẻ nhỏ thì không nên ăn khoai mọc mầm.
Bạn chỉ nên ăn những củ khoai lang mới mọc mầm vì lúc này dinh dưỡng trong khoai vẫn chưa bị biến đổi nhiều. Những củ khoai có phần mầm phát triển dài, lá lớn thì lượng dinh dưỡng cũng suy giảm đi rất nhiều, không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Với trường hợp này, bạn có thể tham khảo phương án trồng khoai trong nước để làm cảnh hoặc trồng vào đất để thu hoạch một vụ khoai mới, Với cây khoai lang, bạn cũng có thể sử phần cành lá như một loại rau.
Cách bảo quản khoai lang
Khoai lang mua về không nên rửa với nước. Nước sẽ làm khoai bị thối nhanh hơn. Nếu vỏ khoai bị dính nướng, bạn có thể đem ra ngoài trời để phơi khoảng 1 ngày cho khoai khô ráo hoàn toàn trước khi bảo quản. Lưu ý, không nên phơi khoai quá lâu và ở nơi nắng gắt làm khoai bị héo, mất đi hương vị thơm ngon tự nhiên.
Có thể xếp khoai lang vào trong một chiếc thùng giấy khô ráo. Lót một vài tờ giấy báo xuống đáy thùng. Dùng giấy báo bọc từng củ khoai sau đó xếp vào thùng.
Đặt thùng khoai này ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là để trên kệ hoặc ghế thấp để thùng khoai được khô thoáng, không bị ẩm.
Không nên bảo quản khoai lang trong tủ lạnh vì nhiệt độ kín trong tủ lạnh làm khoai lang dễ bị biến chất. Vỏ khoai bị khô lại, nhăn nheo, ảnh hưởng đến kết cấu và mùi vị, khiến khoai không còn ngon.
Khoai lang nếu được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí, nhiệt độ khoảng 21 độ C thì có thể để được khoảng 1 đến 2 tuần. Sau đó, nó sẽ bắt đầu quá trình mọc mầm thuận theo tự nhiên. Nếu bảo quản ở nhiệt độ cao hơn, khoai lang sẽ dễ mọc mầm hơn; còn ở nhiệt độ từ 12 - 14 độ C thì khoai lang sẽ không mọc mầm.