Phụ Nữ Sức Khỏe

Thực hư ăn cơm nguội hâm lại dễ bị ung thư và những cách ăn cơm sai nhiều người mắc phải 

Thời gian gần đây có nhiều lời đồn đại về việc ăn cơm hâm lại có thể gây ung thư.

Ăn cơm đúng cách như thế nào?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dù là người bệnh hay khỏe mạnh thì trong chế độ ăn luôn cần đủ 4 nhóm là tinh bột, chất đạm, chất béo và các loại vitamin.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ trên Báo Dân trí, trong các chất đường bột nhất là từ gạo thì có các cấu trúc tinh bột khác nhau. Có những chất tinh bột hấp thu nhanh thì sẽ làm tăng đường máu, có những chất tinh bột cũng ở trong gạo nhưng hấp thu chậm thì không làm tăng đường máu nhiều sau khi ăn.

Việc ăn cơm khiến nhiều người phân vân vì lo sợ sự thay đổi của cơ thể. Ảnh: Internet

Để quy ước đúng lượng nên ăn thì các bác sỹ sẽ tính trên chiều cao, thể trạng, cân nặng, công việc hàng ngày của bạn. Thế nhưng để đơn giản, bạn có thể tạm quy ước 1 bát (chén) con cơm trắng tương đương 60g tinh bột. Nếu bạn là nữ, thể trạng bình thường, công việc nhẹ nhàng thì 1 bữa chính có thể ăn 1 lưng chén cơm nhỏ. Nếu là nam giới thì khoảng 1.5 lưng chén cơm, nếu làm các công việc nặng nhọc có thể tăng lên 0.5 chén cơm/1 bữa chính.

Thực hư ăn cơm nguội hâm lại dễ bị ung thư?

Theo thông tin từ Báo VTC News, thời gian gần đây, nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội rằng, ăn cơm nguội hâm nóng lại có thể gây ngộ độc, ung thư khiến không ít người hoang mang. TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam thông tin trên VTC khẳng định, đó là thông tin không có cơ sở khoa học. Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào ăn cơm nguội hâm nóng bị ung thư.

Việc ăn cơm nguội hay hâm nóng cơm nguội không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu việc bảo quản cơm nguội không đúng cách, cơm bị hỏng trước khi hâm nóng thì nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Giống như nhiều loại thực phẩm khác, nếu cơm bị hỏng, ôi, thiu tất nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Thông tin cơm nguội gây ung thư là không đúng. Ảnh: Internet

Cơm để ở nhiệt độ phòng, các bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn. Vi khuẩn này sẽ nhân lên và có thể sản xuất ra các chất độc gây nôn và tiêu chảy.

Chuyên gia khuyến cáo, cơm nguội chỉ an toàn nếu được nấu chín và để nguội đúng cách trong 24 giờ. Nếu như cơm bị thiu là đã biến chất, tuyệt đối không nên ăn. Trường hợp còn thừa cơm sau bữa ăn, cần làm nguội nhanh và bảo quản ngay vào trong tủ lạnh. Cơm bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá 24 giờ, không nên hâm cơm lại quá 2 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong cơm. Nếu thừa nhiều cơm, có thể cho một chút nước vào nồi cơm điện rồi trút cơm vào nồi, bật nút nấu chỉ vài phút là cơm đã nóng trở lại như mới nấu.

Các gia đình cũng không nên dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng vì dưới tác dụng nhiệt của lò vi sóng, màng bọc thực phẩm có thể sẽ bị phân hủy, tạo ra những chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên dùng bát thủy tinh/bát có màu trắng không có hoa văn họa tiết để hâm cơm nói riêng và đồ ăn nói chung trong lò vi sóng.

Cách ăn cơm sai nhiều người mắc phải

Theo Tiền Phong, việc ăn cơm không nhai kỹ sẽ không giúp bạn nhận thức được cơn đói tự nhiên, cũng như các dấu hiệu báo no. Nó làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì. Ngoài ra, những người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não rằng dạ dày đã đầy.

Ăn cơm như thế nào tốt cho sức khỏe? Ảnh: Internet

Thói quen ăn cơm quá nhanh không chỉ khiến vị giác chưa kịp cảm nhận mà còn khiến cơm chưa được nghiền nát, khi xuống dạ dày mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, vô tình làm tổn hại niêm mạc dạ dày. Nhiều người thường có thói quen ăn cơm là phải chan với canh, bởi như thế cơm sẽ dễ nuốt trôi vào dạ dày, dễ ăn hơn. Nhưng ít người biết khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.

Ngay trong hoặc sau bữa ăn, nhiều người vẫn thường có thói quen uống nước trà. Tuy nhiên, trà đặc làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến tiêu hóa và việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể.

Ăn cơm kết hợp các thực phẩm đa dạng. Ảnh: Internet

Rất nhiều người có thói quen ăn đồ ngọt sau khi ăn cơm, nhưng đồ ngọt chứa nhiều nhiệt lượng, rất dễ dẫn đến ăn nhiều, dần dần tích tụ sẽ khiến chúng ta trở nên béo phì, không có lợi với sức khỏe.

 Lưu ý một số cách ăn cơm

Theo Tổ quốc, bạn có thể bỏ túi một số cách ăn cơm sau đây để tốt cho sức khỏe

- Nấu cơm độn

Thay vì chỉ ăn cơm trắng, bạn có thể nấu gạo trắng độn với nhiều loại hạt, củ khác như lạc, ngô, khoai, sắn, đậu… Việc này sẽ giúp bạn giảm bớt lượng tinh bột trong cơm và thay thế chúng bằng nguồn tinh bột phức và chất xơ trong các loại củ, hạt. Nhờ đó, bạn sẽ tiêu thụ ít cơm hơn, tạo cảm giác no lâu, tránh ăn quá nhiều cơm gạo trắng. Các loại củ và hạt còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp bạn tăng cường tốc độ chuyển hóa thức ăn, giảm cân tốt hơn.

- Ăn rau trước khi ăn cơm

Rau có chứa nhiều vitamin và chất xơ, tốt cho sức khỏe và tạo cảm giác nhanh no, hạn chế ăn quá nhiều. Trước khi ăn cơm, bạn nên ăn một chút rau xanh, ưu tiên cho những loại rau sống hoặc chế biến theo phương pháp hấp, luộc. Việc này sẽ giúp bạn bổ sung rau cho cơ thể, tạo cảm giác no, hạn chế ăn quá nhiều cơm trắng.

- Cân đối bữa ăn với 1/2 khẩu phần là rau củ

Rau củ có chứa hàm lượng nước cao, ít chất béo và giàu các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin, khoáng chất nên có tác dụng tăng cảm giác no, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động, chống táo bón. Chỉ cần cố gắng phân chia bữa ăn với 1/2 là rau củ là bạn đã đủ cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời tránh tiêu thụ quá nhiều cơm trắng gây tăng cân, tích mỡ.

- Tránh ăn cơm chiên

- Ăn với đĩa nhỏ

Với cùng là 1 lượng thức ăn như nhau, nhưng khi đặt trên 1 chiếc đĩa nhỏ sẽ tạo cảm giác đầy đặn và khiến bạn hạn chế ăn thêm, ngược lại nếu lượng thức ăn đó được đặt trên đĩa to sẽ có cảm giác chúng trông ít hơn, khiến bạn có xu hướng lấy nhiều thức ăn hơn.

 

N.L (t/h)

Tin liên quan

Uống bia mỗi ngày, chuyện gì xảy ra cho cơ thể?

Theo Eat This, Not That uống nhiều bia mỗi ngày sẽ khiến bạn tăng cân, suy yếu hệ thống miễn...

Đây là trái cây giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Theo NDTV, ăn nho không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho sức khỏe tim mạch mà...

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo NDTV, ăn hành tây sống không chỉ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, sức khỏe tim mạch, cải...

Ăn một chiếc bánh đồng xu phô mai bằng ăn gần 5 chén cơm

Ước tính năng lượng trong một chiếc bánh đồng xu phô mai tương đương 4,5 chén cơm, hoặc 1 đĩa...

Ăn trưa với 3 món này sẽ làm gan nhiễm mỡ, toàn các món dân văn phòng “mê mẩn”

Bữa trưa giúp bạn bổ sung năng lượng cho một buổi chiều năng động, tuy nhiên nếu ăn sai thực...

3 loại trái cây ngừa ung thư, chống lão hóa sớm

Trước thực trạng ung thư đang dần trẻ hóa, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 3 loại trái cây...

Loại quả xưa chỉ mọc dại, nay là hàng hiếm ở chợ Việt, kiểm soát đường huyết cực tốt

Từng là quả dại, khi "xuống phố", loại quả này có mức giá khá cao. Song đây là loại quả...

Tin mới nhất

5 mẹo giúp bạn bảo quản trái cây và rau quả khi đã cắt một nửa

5 giờ trước

Củ sen nấu món gì cũng ngon hết ý

9 giờ trước

Công thức làm bánh bông lan Phú Sĩ bên ngoài đẹp mắt, bên trong béo thơm

9 giờ trước

5 mẹo đơn giản giúp căn bếp của bạn luôn mát mẻ trong mùa hè này

9 giờ trước

5 lợi ích vô cùng tuyệt vời mà ngô đem lại cho sức khỏe bạn không nên bỏ qua

23 giờ trước

Luộc gà xong chớ vội ăn ngay, hãy làm thêm bước này để da giòn thịt chắc, không bị nát

23 giờ trước

Hướng dẫn cách bảo quản rau trong tủ lạnh được tươi lâu cực đơn giản

23 giờ trước

Cách làm pate gan gà kiểu Pháp cực ngon laok siêu dễ

1 ngày 4 giờ trước

“Team không hành” có thể phải suy nghĩ lại khi biết rau hẹ có tác dụng gì, nhất là nam...

1 ngày 4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình