Phụ Nữ Sức Khỏe

Tạm biệt chứng đau lưng! Mẹo nâng vật nặng - Tư thế được khuyến nghị bởi các bác sĩ

Lý giải nguyên nhân tại sao chúng ta lại bị đau lưng và một số mẹo để ngăn ngừa tình trạng này.

Tại sao chúng ta dễ bị đau lưng?

Rất nhiều người đã từng bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt, nguy cơ bị đau lưng của những người làm công việc như hộ lý, y tá càng cao bởi vì họ phải thường xuyên lặp đi lặp lại động tác di chuyển người bệnh liên tục từ giường xuống xe lăn tại các cơ sở chăm sóc.

Có hai động tác là nguyên nhân chính cho tình trạng này:

(1) Rướn người về phía trước  

(2) Nâng người/vật nặng lên

Động tác cúi người về phía trước

Khi chúng ta đứng ở tư thế thẳng, trọng lượng phần thân trên cơ thể sẽ được nâng đỡ bởi toàn bộ phần thân dưới, áp lực lên phần lưng dưới được giảm. Tuy nhiên, nếu cúi người về phía trước, trọng lượng của phần thân trên cơ thể chỉ được nâng đỡ bởi phần lưng dưới, từ đó làm tăng áp lực lên phần lưng dưới và khiến chúng ta dễ bị đau lưng.

Tư thế cúi người về phía trước sẽ làm tăng áp lực lên các "đĩa sụn", đóng vai trò như tấm đệm giữa các khớp xương trên cột sống lưng. Nếu cứ lặp đi lặp lại động tác cúi người về phía trước không đúng cách, một chất mềm gọi là "nhân đệm" trong các đĩa sụn sẽ dịch chuyển về phía sau (mặt sau cột sống). Hậu quả là tăng nguy cơ "trật khớp lưng" hoặc "thoát vị đĩa đệm".

Khi “nhân đệm” bị dịch chuyển cũng sẽ làm tổn thương đến các mô gọi là annulus fibrosus, là lớp bao quanh ngoài cùng của đĩa sụn, gây ra những cơn đau lưng dữ dội đột ngột (tuy nhiên “trật khớp lưng" cũng có thể được gây ra bởi một số tác nhân khác).

Ngoài ra, khi “nhân đệm” bị bật ra khỏi đĩa sụn, chúng ta bị tình trạng “thoát vị đĩa đệm”. Theo đó, các dây thần kinh ở khu vực phía sau cũng sẽ bị chèn ép, gây ra cảm giác đau nhứt lan rộng xuống cả vùng mông và chân.

Không chỉ riêng động tác cúi người về phía trước, mà cả khi nâng vật nặng cũng sẽ dễ khiến ta bị đau thắt lưng. Khi nâng một vật nặng, cơ lưng của chúng ta sẽ co bị lại quá mức, tạo ra một lực lớn đè lên các các đĩa sụn.

Biện pháp ngăn ngừa đau lưng – “cơ học thân thể”

Trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng, chúng tôi có một kỹ thuật gọi là “cơ học thân thể” để chống lại chứng đau lưng.

 Những điểm chính của “cơ học thân thể” bao gồm:

1) Mở rộng hai chân

2) Giữ trọng tâm thấp

3) Đưa vật nặng về càng sát rốn của mình càng tốt

4) Thay vì chỉ cánh tay, sử dụng toàn bộ thân mình khi di chuyển

Nếu áp dụng những điểm này, bạn có thể giảm rất nhiều áp lực lên lưng của mình.

Khi thực hiện “cơ học thân thể”, mọi người nên thực hiện hai động tác “ưỡn ngực” và “nâng hông” đầu tiên. Chúng sẽ giúp bạn có tư thế cúi người đúng cách trong quá trình khi nâng người hay vật nặng.

Giảm áp lực lên phần lưng dưới bằng động tác "ưỡn ngực" & "nâng hông"

Trước hết, những lưu ý khi “ưỡn ngực”:

  1. Hai chân phải dang rộng hơn vai một chút, các ngón chân phải hướng thẳng về phía trước
  2. Áp hai cánh tay vào vai và ưỡn ngực, sao cho khuỷu tay ở vị trí sau thân
  3. Lấy khớp háng làm điểm tựa, cúi người về phía trước,
  4. Hạ hai tay xuống
  5. Giữ cho ngực ưỡn, nâng hông và gập đầu gối lại

Hãy thực hiện động tác như thể chúng ta là một vận động viên cử tạ vậy.

Khi nâng một vật nặng, hãy giữ tư thế này đồng thời đưa vật cần nâng về sát rốn của mình.

Nếu bạn nâng vật nặng ở tư thế “ưỡn ngực” và “nâng hông” như thế này thì lực chèn ép lên đĩa sụn sẽ giảm đi, giảm áp lực cho phần lưng dưới. Một điều quan trọng nữa là bạn không nên cố gắng hết sức tự nâng vật nặng một mình và nếu được nên chia chúng thành nhiều phần nhỏ để di chuyển. Khối lượng an toàn mà một người có thể nâng là bằng 1/4 trọng lượng của chính người đó.

Quyên Trần (Dịch theo NHK)

Tin liên quan

Sự khác biệt giữa gàu và da đầu khô: không phải do mất vệ sinh mà còn là dấu hiệu...

Khi phát hiện thấy những hạt trắng li ti trên quần áo hoặc trong tóc và nghĩ rằng đó có...

5 sự thật thú vị về "ngáp" không phải ai cũng biết

Ngáp là việc quen thuộc mà bất cứ ai trong số chúng ta cũng làm, nhất là khi mệt mỏi,...

9 loại cảm xúc và cách chúng biểu hiện ra trên cơ thể! Lý giải tại sao kìm nén cảm...

Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện cảm xúc của mình - chúng ta nóng nảy khi tức...

7 loại trái cây và rau có hàm lượng vitamin C cao hơn cam

Khi mọi người nghĩ đến các loại thực phẩm giàu vitamin C, điều đầu tiên họ nghĩ đến là cam,...

7 sai lầm trong chăm sóc da làm tổn thương làn da nhạy cảm

Làn da khỏe khoắn, xinh đẹp luôn là điều mà chị em luôn mong ước. Tuy nhiên nhiều chị em...

3 dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không phải bệnh gây chết người nhưng nó có thể làm giảm tuổi thọ. Việc nhận...

Nước tiểu có "bọt" cảnh báo nguy cơ mắc bệnh

Nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận, nguyên nhân chủ yếu là...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

15 phút trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

16 phút trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

16 phút trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

23 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

23 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 13 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 13 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 15 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình