Phụ Nữ Sức Khỏe

9 loại cảm xúc và cách chúng biểu hiện ra trên cơ thể! Lý giải tại sao kìm nén cảm xúc lại cực kỳ có hại

Chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện cảm xúc của mình - chúng ta nóng nảy khi tức giận, khi buồn thì thấy nặng lòng ngực và đôi khi lại cảm thấy như mình vỡ òa trong niềm vui. Thực ra có lý giải khoa học đằng sau tất cả những cụm từ này. Đó là bởi các cảm giác của chúng ta nhắm vào một số bộ phận nhất định trên cơ thể.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về mức độ ảnh hưởng của các loại cảm xúc khi bị đè nén sẽ có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta, cùng một số biện pháp để giải quyết vấn đề này.

“Gánh nặng về tình cảm” theo nghĩa đen là những cảm giác bị dồn nén đè nặng lên chúng ta, làm rối loạn các hoạt động diễn ra bên trong cơ thể.

Tiến sĩ Bradley Nelson, bác sĩ chỉnh hình tại Washington, Mỹ giải thích rằng những cảm xúc bị dồn nén sẽ gây ra các rung động và tần số ở một số bộ phận cụ thể trong cơ thể.

Nếu chúng ta không xử lý hoặc giải phóng chúng, năng lượng mà chúng tạo ra sẽ bị kẹt bên trong và có thể biểu hiện ra bên ngoài như căng cơ, cảm giác đau hoặc các loại bệnh khác.

Nhà trị liệu tâm trí – cơ thể, Tiến sĩ Kelly Vincent, thì so sánh những cảm giác bị đè nén như “một chướng ngại vật khổng lồ trên xa lộ”, chúng cản trở dòng chảy tự do của năng lượng.

Khám phá bản đồ các cảm giác trên cơ thể liên quan đến từng loại cảm xúc

Một nhóm các nhà nghiên cứu Phần Lan đã thực hiện 5 thí nghiệm trực tuyến trên hàng trăm người tham gia đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Những người tham gia sẽ được cho tiếp xúc với các kích thích tạo ra một số cảm giác nhất định ở họ. Sau đó, họ được yêu cầu xác định vùng nào trên cơ thể đang cảm thấy bị ảnh hưởng và bộ phận cơ thể nào ngừng hoạt động khi trông thấy các yếu tố kích hoạt cảm xúc kia.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng mô hình cảm giác cơ thể ứng với từng loại cảm xúc mà họ thử nghiệm của tất cả người tham gia đều giống nhau. Điều này cũng có nghĩa là bản đồ cảm giác mà họ đang phát triển có thể được ứng dụng rộng rãi trên tất cả mọi người.

Hạnh phúc và cảm giác yêu thương thể hiện trên toàn bộ cơ thể

Cảm giác vui vẻ sẽ gây ra kích thích về mặt cảm xúc ảnh hưởng đến các loại cơ nằm trong dạ dày, ruột và bàng quang của chúng ta.

Tuy nhiên, so với hạnh phúc, cảm giác yêu thương không được cảm nhận nhiều ở vùng chân.

Cả hai cảm xúc đều giải phóng ra dopamine và serotonin, các hormone giúp điều hòa tâm trạng và cảm xúc của chúng ta, làm sinh ra cảm giác dễ chịu, thoải mái. Hai chất dẫn truyền thần kinh này chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng hóa học cho toàn bộ cơ thể.

Tức giận chủ yếu xuất hiện ở phần thân trên cơ thể, gây ảnh hưởng chủ yếu lên tim

Có lẽ đây là lý do tại sao chúng ta lại có cảm giác muốn đấm vào một thứ gì đó khi đang tức giận. Năng lượng của cảm xúc này tập trung rất mãnh liệt ở khu vực cánh tay, khiến ta sinh ra cảm giác muốn giải phóng nó.

Cảm giác tức giận cũng sẽ giải phóng adrenaline, làm các cơ bắp căng lên và huyết áp cũng tăng lên nhanh chóng. Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên kết giữa sự tức giận bị kìm nén với bệnh tim và sự suy yếu hệ thống miễn dịch.

Sợ hãi và ghê tởm cũng ảnh hưởng đến phần thân trên cơ thể và hệ thống tim mạch

Khi chúng ta sợ hãi, phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của cơ thể sẽ giải phóng các hormone epinephrine và norepinephrine, giúp chuẩn bị cho các cơ bắp đối phó với những hành vi bạo lực.

Các hormone này sẽ làm tăng hoạt động của khu vực tim và phổi, giống như trên tập bản đồ cảm xúc do nhóm nghiên cứu xây dựng.

Và cũng giống như những loại cảm xúc tiêu cực khác, sợ hãi thường xuyên sẽ có khả năng dẫn đến tình trạng căng thẳng mãn tính, ảnh hưởng đến trí nhớ và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Sự buồn bã sẽ dồn nén ở phần đầu và ngực, trong khi đó trầm cảm làm rối loạn hoạt động của phần thân dưới cơ thể

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm có thể góp phần gây ra những thay đổi trong bộ não con người, làm xuất hiện tình trạng đau đầu và viêm.

Cảm giác đau khổ, buồn bã cũng khiến chúng ta mất hứng thú với nhiều thứ, việc này giải thích cho tại sao các chi không được đánh dấu trên bản đồ cảm xúc của các nhà nghiên cứu.

Cảm giác lo lắng thể hiện ở vùng phía trên xương chậu. Đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các cơn hoảng loạn do lo lắng quá độ (anxiety attack)

Giống như sợ hãi, cảm xúc này kích hoạt adrenaline, làm tăng nhịp thở để não có thể nhận được nhiều oxy hơn để chuẩn bị cho một mối đe dọa nào đó. Các triệu chứng của một cơn hoảng loạn bao gồm nhịp tim tăng nhanh, đau tức ngực và cảm giác buồn nôn.

Lo lắng liên tục sẽ làm gián đoạn các chức năng bình thường của cơ thể và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Nó cũng khiến chúng ta dễ bị nhiễm virus và các loại bệnh khác hơn.

Khi lo lắng, phần lớn thời gian chúng ta thường sẽ bị "lạnh chân". Chân và bàn chân rơi vào tình trạng này có thể là do các mạch máu co lại, dẫn đến lưu lượng máu đến các bộ phận ngoài cùng của cơ thể ít hơn.

Cảm giác ghen ghét, đố kỵ tác động đến phần ngực và đầu, nhiều khả năng gây ra các vấn đề về tim

Một chuyên gia đã mô tả sự ghen tỵ như là “một hỗn hợp cảm xúc phức tạp của "sự sợ hãi, căng thẳng và tức giận”.

Điều này đồng nghĩa rằng nếu cứ nhét đầy con quái vật mắt xanh đó vào bên trong cơ thể, bạn sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch, tăng hàm lượng adrenaline và nhiều khả năng bị chứng mất ngủ.

Một số cách để giải phóng cảm xúc khỏi cơ thể

Thừa nhận cảm xúc của mình hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia: Trước hết, chúng ta cần phải hiểu và kết nối với những cảm xúc của mình, như thế mới có thể khám phá ra được một giải pháp phù hợp với bản thân.

Vận động cơ thể: Những chuyển động cơ thể sẽ giúp ta giải phóng căng thẳng và năng lượng từ bên trong. Một số ví dụ như là khiêu vũ, giãn cơ và yoga cùng với một số bài tập thiền khác.

Trị liệu vật lý hoặc mát-xa: Liệu pháp phóng thích Myofascial sử dụng kỹ thuật ép và kéo giãn bằng tay tập trung vào các “điểm kích hoạt”. Những phương pháp này sẽ giúp nới lỏng các cơ bị căng cứng và giảm đau.

Châm cứu: Đây là liệu pháp đưa các mũi kim nhỏ vào một số bộ phận nhất định của cơ thể, với mục tiêu để giải phóng endorphin. Nó cũng sẽ tác động vào một số điểm bấm huyệt cụ thể nhằm giảm căng thẳng và lo lắng.

Bạn nhận thấy cơ thể mình phản ứng như thế nào khi đang trải qua những cảm xúc mãnh liệt? Bạn là kiểu người luôn kìm nén cảm xúc bên trong hay là người tìm mọi cách để có thể giải tỏa chúng?

Quyên Trần (Dịch theo Bright Side)

Tin liên quan

Nước tiểu có "bọt" cảnh báo nguy cơ mắc bệnh

Nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận, nguyên nhân chủ yếu là...

3 dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp không phải bệnh gây chết người nhưng nó có thể làm giảm tuổi thọ. Việc nhận...

7 sai lầm phổ biến để giảm stress nhưng thực sự lại khiến nó trở nên tệ hơn!

Marianne Williamson, một tác giả và đồng thời cũng là một nhà tâm linh nổi tiếng người Mỹ đã từng...

6 bài tập đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn chạy bộ, chị em kiên trì ngực nở, eo thon không...

Chạy bộ là một phương pháp đốt cháy calo hiệu quả, tuy nhiên sẽ có những bài tập đốt cháy...

Cứ hỏi tại sao chăm sóc kỹ mà tóc vẫn rụng, da sạm đi, hoa ra 8 tác động của...

Ngày nay chúng ta không còn xa lạ gì khi nói đến chuyện căng thẳng, nó đã là một phần...

7 nguyên nhân khiến cho cơ thể bị ngứa, nguyên nhân thứ 2 nhiều người mắc

Xác định được nguyên nhân bị ngứa ngoài da giúp ích rất nhiều trong điều trị và phòng ngừa bệnh....

7 mẹo để ngăn ngừa hiệu quả chứng đau nửa đầu do căng thẳng gây ra

Chứng đau nửa đầu có lẽ không còn xa lạ với bất kỳ ai, nó làm giảm chất lượng công...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

4 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

4 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

4 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

4 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình