Phụ Nữ Sức Khỏe

Tác dụng của cây sả với sức khỏe và nhan sắc

Sả được nhiều người yêu thích vì vừa là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày vừa là vị thuốc tốt cho sức khỏe. Tác dụng của cây sả trong việc ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân được cả y học dân gian và hiện đại xác nhận.

Công dụng của cây sả

1. Tác dụng của cây sả trong ẩm thực và đời sống

Sả là gia vị quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong những bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á. Tác dụng của cây sả trong cách sử dụng và chế biến cũng rất đa dạng.

Chúng ta có thể cắt khúc hay băm nhỏ để sử dụng ở dạng tươi sống hay sấy khô và tán thành bột dùng dần.

Sả cùng với ớt, đường, nước mắm, một ít bột ngọt pha trộn theo đúng công thức sẽ làm nên món nước chấm ốc ngon tuyệt. Sả còn được dùng nhiều trong súp và các món cà ri.

Nó cũng là loại gia vị rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản vì giảm mùi tanh và làm dậy mùi vị món ăn. Món ốc luộc đặc biệt khó có thể thiếu sả.

Tuy nhiên tác dụng của cây sả không chỉ trong lĩnh vực ẩm thực mà trong y học cổ truyền, cây sả cũng khiến nhiều người phải bất ngờ vì vừa là thảo dược cho sức khỏe vừa là liệu pháp chăm sóc sắc đẹp thần kỳ cho người phụ nữ.

tac dung cua cay sa1
Không chỉ là gia vị đặc trưng trong bếp, sả còn là vị thuốc quý - Ảnh minh họa: Internet

Mặt khác, tinh dầu sả là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Đây là nguyên liệu chính được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Tinh dầu chiết xuất từ cây sả chứa nhiều thành phần khác nhau tốt cho cả sức khỏe và nhan sắc con người.

Đặc biệt, một công dụng của cây sả khác là chống muỗi và côn trùng khá hiệu quả mà lại tạo nên mùi thơm dễ chịu, không gây hại như những loại hóa chất khác.

tac dung cua cay sa2
Uống nước sả có khả năng điều chỉnh lượng cholesterol và làm đẹp da - Ảnh minh họa: Internet

2. Tác dụng của cây sả đối với sức khỏe

Điểm quan trọng trong tác dụng của cây sả chữa bệnh là giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa bệnh ung thư, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giảm huyết áp, giải độc, giải cảm và trị nhức đầu rất hiệu quả.

Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy trong 100g sả có chứa đến 24,205 microgam beta-carotene. Đây là hợp chất citral có chứa chất chống oxi hóa vô cùng mạnh và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Giúp tiêu hóa tốt

Trà được chiết xuất từ cây sả và tinh dầu sả có tác dụng mạnh mẽ trong việc hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, giảm khó chịu do đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.

Bạn có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội khi nhận thấy những triệu chứng bệnh như trên.

tac dung cua cay sa3
Ăn sả giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu, giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang sạch sẽ - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về lưu thông khí trong cơ thể. Vì sả có khả năng làm thư giãn các cơ dạ dày.

Ngoài ra, sả còn ngăn ngừa sự đầy hơi, giúp kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Chỉ cần uống 3-6 giọt tinh dầu mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi chứng đau bụng đầy hơi.

Một lưu ý đặc biệt là bạn không được dùng sả cho trẻ đang bị táo bón mà có kèm theo sốt, nhất là không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Chỉ cần dùng 30 – 50g cây sả tươi đun sôi, cho thêm đường vừa đủ ngọt để dễ uống sẽ giúp chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt và ngộ độc rượu. Liều dùng tốt nhất là mỗi ngày từ 6 – 12 gam và uống nóng 2- 3 lần trong ngày.

Giải độc

Tác dụng của cây sả tươi trong việc giải độc cơ thể cũng rất hiệu quả. Bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện) sả sẽ giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang của bạn được sạch sẽ và khỏe mạnh.

Loại thực phẩm và gia vị kỳ diệu này sẽ hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và lượng acid uric không có lợi.

tac dung cua cay sa4
Nước sả giúp tốt cho hệ tiêu hóa, điều trị đau dạ dày - Ảnh minh họa: Internet

Một điều đặc biệt mà cánh mày râu nên nhớ là sả giải độc rượu rất nhanh. Nên khi quá chén hoặc bị khó chịu vì rượu, có thể dùng 1 bó sả giã nát, thêm một ít nước lọc rồi gạn lấy 1 chén để uống sẽ giúp người say rượu nặng nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu hơn hẳn.

Giảm huyết áp

Tác dụng của cây sả vàng còn thể hiện ở chỗ nó bổ sung các tinh chất có trong sả, từ đó gia tăng hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Chỉ cần uống một ly nước trái cây có sả đơn giản là có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

tac dung cua cay sa5
Tinh chất có trong sả có tác dụng làm giảm huyết áp, làm tăng tuần hoàn máu - Ảnh minh họa: Internet

Giải cảm

Tác dụng của cây sả còn được bộc lộ rõ khi kết hợp cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, lá ổi, trắc bách diệp, ngải cứu, lá tre, bạc hà, chanh. Chỉ cần đun sôi tất cả, mỗi nồi dùng 5 loại lá rồi mang xông hơi, giải cảm rất hiệu nghiệm.

Trị nhức đầu

Lá sả cùng với lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm vào 3 - 4 củ tỏi, nấu nước xông trị nhức đầu vô cùng hiệu nghiệm. Lưu ý là bài thuốc này phải có đủ các nguyên liệu, không thừa không thiếu mới mang lại hiệu quả.

Hoặc bạn cũng có thể dùng lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông để xông hoặc múc sẵn riêng ra một chén để đợi lúc xông xong uống vào rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ. Đây chính là bài thuốc gia truyền công hiệu và được nhiều người áp dụng.

tac dung cua cay sa6
Uống nước sả gừng giúp ngăn ngừa mắc bệnh ung thư hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

3. Công dụng của cây sả trong làm đẹp

Giảm cân

Tác dụng của cây sả trong lĩnh vực làm đẹp cũng khá ấn tượng. Người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả bài thuốc giảm cân từ sả vì loại gia vị này có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Đối với họ, sả có tác dụng tương tự như ớt vì vừa có khả năng đốt cháy mỡ thừa vừa làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và còn giúp máu lưu thông tốt hơn.

Làm đẹp

Các dưỡng chất có trong sả là nguồn mỹ phẩm quý giá giúp cải thiện làn da của chị em. Đặc biệt là tinh dầu trong sả còn hỗ trợ điều hòa hệ thần kinh, làm ổn định đồng thời qua đó cải thiện các chức năng của cơ quan quan trọng này.

tac dung cua cay sa7
Kết hợp sả cùng với chanh, gừng để mang đến nước giải độc, thanh lọc cơ thể - Ảnh minh họa: Internet

Cây sả đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da và làm giảm mụn trứng cá hay mụn nhọt. Nó cũng được chị em công nhận là làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Tác dụng của cây sả với tóc

Trong sả có chứa nhiều tinh dầu, hương thơm tự nhiên, mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu nhưng không hề nhạt nhòa nên được lòng chị em vô cùng.

Chính vì vậy, rất nhiều người thường sử dụng nước sả để gội đầu. Chúng sẽ nhanh chóng làm tóc khỏe, trị sạch gàu, bổ sung những dưỡng chất cho da đầu, giảm hoặc làm tóc ít rụng, nuôi da đầu để tóc nhanh dài và suôn mượt hơn.

tac dung cua cay sa8
Gội đầu bằng sả và lá bưởi giúp ngăn rụng tóc và kích thích mọc tóc nhanh - Ảnh minh họa: Internet

Trong tinh dầu sả có chứa 2 hoạt chất quan trọng bao gồm citral và geraniol. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì citral là hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể mạnh mẽ.

Nhờ đó nên các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ hiệu quả khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.

Uống nước sả gừng có tác dụng gì?

Đông y đã xác nhận tác dụng của cây sả trong việc chữa bệnh trên tỳ vị. Với tính ôn ấm, sả giải độc cơ thể, tăng cường khả năng tiết mật và qua đó tăng thải độc qua đường tiêu hoá hoặc qua đường tiết niệu.

Gừng tươi cũng là một vị thuốc chuyên dùng để ôn ấm tỳ vị và được nhiều dược sĩ, bác sĩ chỉ định dùng trong quá trình chữa viêm loét dạ dày - tá tràng. Chính vì vậy nếu bạn thắc mắc uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không thì câu trả lời là có và nên dùng vào buổi sáng là tốt nhất.

Nước sả gừng nhận được sự ưa chuộng của nhiều người, kể cả người khỏe mạnh vì rất thích hợp để giải nhiệt trong mùa hè oi bức mà lại vừa phải, không gây hại cho cơ thể.

Hương vị của nước sả gừng làm tăng thêm hiệu quả, tác dụng của cây sả trong việc bồi dưỡng sức khỏe vì khá dễ uống. Hương vị của nó là sự kết hợp của vị cay, vị ngọt dịu nhẹ mang lại cảm giác thích thú cho thực khách.

tac dung cua cay sa9
Sả kết hợp với một vài nguyên liệu như gừng, chanh sẽ giúp đánh bay mỡ thừa và giảm cân một cách hiệu nghiệm - Ảnh minh họa: Internet

Nếu như bạn không dùng đường hay đường phèn trong công thức chế biến nước sả gừng thành đường dành cho người ăn kiêng thì đây sẽ loại thức uống giúp bạn thanh lọc cơ thể cũng như loại bỏ các chất độc hại và giúp giảm cân vô cùng hiệu quả.

Với cách này, bạn không phải nhắm mắt nhăn nhó vì phải uống những loại nước giảm cân khó uống khác mà chỉ cần dùng một cốc nước chanh sả gừng thơm ngon mỗi ngày, vẫn có được một vóc dáng như mong muốn.

Dưới đây là cách chế biến món nước vô cùng 'lợi hại' mang tên sả gừng:

Sả sau khi mua hoặc cắt về, bạn lột bỏ phần vỏ già bên ngoài, cắt bỏ phần lá xanh phía trên rồi cắt khúc ngắn khoảng 7-10cm. Sau đó đập dập, bạn cũng có thể đập dập trước rồi cắt ngắn sao cho tiện nhất.

Gừng cũng có cách sơ chế tương tự như sả nhưng sau bước đập dập nhẹ thì thái mỏng khoảng 0.5 cm.

Cho hai loại nguyên liệu vào nồi 2.5 lít nước lọc, cho thêm 500gr đường phèn (có thể thay bằng đường giảm cân). Nấu đến khi đường tan và nước sôi lên thì tắt bếp.

Bạn cho thêm một ít sả đập dập vào nồi và tiếp tục nấu 5 phút. Sau đó cho nốt phần gừng đã đập dập còn lại vào, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, nấu thêm 1 phút rồi tắt bếp.

Tiếp theo là công đoạn ủ nước sả. Việc này rất đơn giản vì khi nấu xong thì bạn chỉ cần để nguyên trên bếp rồi đậy nắp lại trong khoảng 30 phút. Sau đó thì bỏ phần xác, lọc lại qua rây một lần nữa để loại bỏ những phần cặn nhỏ và để nguội là có thể uống được.

tac dung cua cay sa10
Tác dụng của cây sả đối với tóc và sức khỏe vô cùng tuyệt vời - Ảnh minh họa: Internet

Uống nước sả có tác dụng phụ không?

Tác dụng của cây sả với sức khỏe và nhan sắc con người là điều được công nhận từ lâu. Nguyên liệu này cũng tương đối an toàn đối với hầu hết mọi người. Sả vẫn được dùng để ăn hoặc để chế biến thức ăn hay chữa bệnh trong khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để dùng sả trị bệnh hay uống nước sả đúng cách vì sả có một số tác dụng phụ độc hại. Sả có thể gây ra các vấn đề sức khỏe về phổi. Sau khi hít phải nhiều tinh dầu sả và nếu nuốt phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu sả có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đặc biệt là phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tránh không nên ăn sả hoặc các thực phẩm chứa sả trong suốt thời kỳ mang thai. Vì sả có tính kích thích tử cung và chu kỳ kinh nguyệt nên hoàn toàn có thể dẫn đến tình trạng sảy thai.

Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ thông tin đáng tin cậy về tính an toàn của cây sả đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Vì vậy để tự giữ an toàn tuyệt đối cho bản thân và con trẻ thì các bà mẹ hãy lưu ý tránh sử dụng sả.

Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

Những bài thuốc chữa đau lưng hiệu quả tại nhà

Áp dụng những bài thuốc chữa đau lưng kết hợp với việc chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn,...

Bật mí 4 bài thuốc trị mỡ máu cao an toàn, hiệu quả

Mỡ máu cao là nguyên nhân hàng đầu gây nên những bệnh như tăng huyết áp, tắc mạch máu, đột...

Công dụng của 6 bài thuốc từ cây rau sam sẽ khiến bạn vô cùng ngạc nhiên

Rau sam không chỉ là thực phẩm quen thuộc, bổ dưỡng mà còn được người dân dùng làm thuốc. Hãy...

Những bài thuốc từ đậu đen xanh lòng trị bệnh hiệu quả

Đậu đen xanh lòng trị bệnh là một trong những tác dụng nổi bật khiến nhiều người yêu thích loại...

Giảo cổ lam khô có tác dụng gì tốt cho sức khỏe?

Giảo cổ lam khô có tác dụng gì luôn là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là một loại...

Tác dụng của rễ cây đinh lăng đối với điều trị bệnh

Nhờ vào tác dụng của rễ cây đinh như tăng cường trí nhớ, cải thiện sức khỏe, chống mệt mỏi,......

Bài thuốc giúp liền xương dễ tìm, không tốn kém

Những bài thuốc giúp liền xương là phương pháp giúp liền xương nhanh chóng, an toàn, hiệu quả mà bất...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa to, có khả năng xảy ra lốc, sét...

2 giờ trước

Thủ khoa toàn quốc khối A01: Học giỏi không cần dùng điện thoại, từng học 18 tiếng mỗi ngày

2 giờ trước

Lời khai của người phụ nữ bắt cóc bé trai 2 ngày tuổi ở bệnh viện: Do không thể có...

2 giờ trước

Nghẹn ngào hình ảnh vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến tặng giác mạc của bà...

2 giờ trước

Cảnh báo: Phần còn lại của cầu Phong Châu có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào, đang có...

2 giờ trước

Cảnh báo lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung sắp đối diện với mưa bão cực đoan, đỉnh...

2 giờ trước

Thông tin mới nhất vụ cô giáo tại Tp.HCM xin phụ huynh hỗ trợ laptop

2 giờ trước

Bão Julian tiếp cận Biển Đông, có nguy cơ tăng cấp thành siêu bão

2 giờ trước

Ngăn chặn hơn 500.000 trường hợp mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình