Nội dung bài viết
Trong nhiều gia đình vùng nông thôn, cây đinh lăng được trồng khá nhiều, một phần vì để làm cảnh, một phần vì lá đinh lăng có thể ăn kèm được với nhiều món. Tuy nhiên, lại rất ít người biết tác dụng của rễ cây đinh lăng đối với điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Đặc điểm của cây đinh lăng
Là loài cây thuộc họ nhân sâm nên thân cây của đinh lăng khá nhẵn và không có gai. Chiều cao trung bình của loài cây này là 0,8m đến 1,5m. Cây đinh lăng dùng để chữa bệnh thường có lá nhỏ, dáng lông chim dài khoảng 20 đến 40 cm, kép từ 2 - 3 lần.
Hoa của cây đinh lăng thường có màu trắng xám hoặc xanh nhạt, nhỏ và mọc thành tán. Khi kết trái, quả của cây đinh lăng sẽ có hình dẹt, trắng bạc và dài khoảng 4mm.
Ở những vùng nông thôn, hầu như nhà nào cũng trồng một vài cây đinh lăng để làm cảnh và lấy lá ăn. Lá đinh lăng thường được dùng ăn kèm với gỏi cá, do đó mà loài cây này còn được biết đến với cái tên khác là cây gỏi cá.
Bên cạnh đó, đinh lăng còn được biết đến là loài cây dược liệu vô cùng tốt. Hầu như tất cả các bộ phận của cây từ thân đến rễ đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Tuy nhiên, rễ của cây đinh lăng vẫn là bộ phận cho nhiều tác dụng nhất. Người ta thường lấy rễ của chúng vào mùa đông để thu được những hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt những rễ này phải đạt từ 3 đến 4 năm tuổi trở lên. Với những đoạn rễ còn nhỏ, người ta sẽ lấy toàn bộ. Còn những rễ to hơn, thông thường chỉ tách lấy phần vỏ bên ngoài để sử dụng.
Những tác dụng của rễ cây đinh lăng
Trong Đông y, tác dụng của rễ cây đinh lăng rất lớn, nhờ vào vị ngọt, tính mát mà chúng có tác dụng nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi, ngủ ngon giấc và tăng cân. Đặc biệt, lá cây đinh lăng còn có thể giúp cơ thể giải độc khi bị ngộ độc thức ăn, điều trị kiết lị và ho ra máu,... Vậy cụ thể rễ cây đinh lăng chữa bệnh gì và công dụng của rễ cây đinh lăng như thế nào?
Chữa lành vết thương ngoài da
Khi bị trầy xước hoặc chảy máu ngoài da, dùng một nắm lá đinh lăng rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương, dùng băng y tế cố định lại thì vết thương sẽ nhanh chóng được cầm máu. Đồng thời lá đinh lăng còn có tác dụng đẩy mạnh quá trình làm lành vết thương.
Chữa mồ hôi trộm ở trẻ em
Lá đinh lăng chọn lấy những lá già, phơi khô và dùng lót dưới gối hoặc dưới ga trải giường của trẻ. Áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ chữa được chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em.
Chữa bệnh đau xương khớp
Sử dụng rễ hoặc cành của cây đinh lăng, sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 lần, sau 1 tuần sẽ thấy các cơn đau xương khớp được giảm đáng kể. Cùng với rễ cây đinh lăng, bạn có thể kết hợp thêm rễ cây xấu hổ, cam thảo dây hoặc cúc tần bì để tăng hiệu quả cho bài thuốc.
Ngoài ra, rễ cây đinh lăng còn có nhiều tác dụng khác như: chữa thiếu máu, lợi sữa cho bà bầu, giúp bồi bổ cho phụ nữ sau sinh hoặc người bệnh vừa khỏi,...
Cách ngâm rượu rễ cây đinh lăng
Dùng rễ cây đinh lăng ngâm rượu tuy quen thuộc nhưng ngâm sao cho ngon và phát huy được hết tác dụng của chúng thì không phải ai cũng biết. Để có được bình rượu ngâm chuẩn nhất, trước tiên bạn cần chọn được nguyên liệu phù hợp. Bước này quyết định đến 80% chất lượng của rượu ngâm.
Nguyên liệu ngâm rượu
Đinh lăng: Hiện nay, trên thị trường có hai loại đinh lăng, một là loại lá to thân nhẵn, loại thứ hai là lá nhỏ và nhiều gai. Loại đinh lăng dùng để ngâm rượu trị bệnh thường là loại lá nhỏ, rễ của chúng phải có tuổi thọ từ 3 đến 5 năm.
Rượu ngâm: Loại rượu dùng để ngâm đinh lăng nên chọn loại rượu có nồng độ từ 42 đến 45. Hoặc nếu có rượu nếp bạn có thể sử dụng loại rượu này.
Bình ngâm: Bình ngâm cũng là một trong những nguyên liệu quan trọng giúp hương vị rượu ngon hơn, đồng thời cũng có thể bảo quản lâu hơn. Bình thủy tinh hoặc chum sành sẽ là lựa chọn không tồi đối với bình rượu của bạn.
Hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng
Tùy vào mục đích sử dụng mà rượu đinh lăng được ngâm theo những cách khác nhau. Nếu chỉ dùng để trang trí bạn không cần thiết phải chọn tỉ lệ rượu và đinh lăng phù hợp. Ngược lại, nếu dùng để uống bạn cần quan tâm đến số lượng đinh lăng và rượu. Có hai cách ngâm rượu đinh lăng để uống:
Ngâm rượu đinh lăng tươi nguyên củ
Rễ đinh lăng mua về rửa sạch, dùng dao gọt bỏ phần rễ gần đất nhất để tránh trường hợp ngâm bị thâm đen và xấu. Rửa sạch với nước nhiều lần rồi để ráo, hoặc dùng khăn bông thấm nước cho khô.
Xếp lần lượt rễ đinh lăng vào bình, phần rễ to nên cho dưới cùng. Nếu khéo tay, bạn có thể tạo dáng rễ đinh lăng tùy thích.
Sau đó bạn đổ rượu vào. Lưu ý rượu ngâm cần có nồng độ cồn cao hơn 42 độ và theo tỉ lệ là 8:1. Tức là 8 lít rượu sẽ tương ứng với 1kg rễ đinh lăng tươi. Đậy nắp và bảo quản khoảng 8 tháng là có thể sử dụng được.
Ngâm rượu đinh lăng khô
Tương tự, rễ đinh lăng mua về cũng gọt bỏ những phần sát đất, rửa sạch và đem phơi khô với năng to khoảng 1 tuần. Sau khi rễ đinh lăng khô hẳn, dùng rượu rửa qua cho sạch bụi bẩn. Lưu ý, loại rượu dùng để rửa và ngâm đinh lăng phải cùng một loại, tránh trường hợp ngâm ra mùi vị loãng và không thơm.
Cho rễ đinh lăng khô và rượu vào bình theo tỉ lệ 10:1, tức là 10 lít rượu tương ứng với 1 kg đinh lăng khô. Sau đó cũng đậy kín nắp khoảng 8 tháng thì có thể lấy ra sử dụng.
Mặc dù tác dụng của rễ cây đinh lăng đối với sức khỏe là rất lớn, tuy nhiên chúng lại chứa hợp chất Saponin. Chất này nếu dùng với liều lượng cao sẽ khiến hồng cầu bị phá vỡ, gây ra cảm giác mệt mỏi, nôn và tiêu chảy. Vì thế khi sử dụng bạn chỉ nên uống một ít để hiệu quả.
Nên bảo quản rượu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ từ 22 đến 25 độ C, tránh ánh nắng mặt trời. Để phát huy tối đa tác dụng của rễ cây đinh lăng, trung bình mỗi tuần chỉ nên uống 3 lần, mỗi lần 1 chén rượu nhỏ. Với trường hợp dùng để trị bệnh, rượu ngâm khoảng 6 đến 8 tháng là có thể sử dụng, còn với trường hợp hạ thổ thì trên 12 tháng sẽ ngon hơn.
Tác dụng của rễ cây đinh lăng trong việc điều trị bệnh rất lớn, đặc biệt là khi ngâm với rượu. Cây đinh lăng không tốn quá nhiều diện tích để phát triển, vì thế bạn có thể tự trồng một cây tại nhà để dùng như một bài thuốc quý cũng như gia vị ăn kèm trong nhiều món canh và gỏi cá.