Nội dung bài viết
Giảo cổ lam khô là gì?
Cùng nhau tìm hiểu đặc điểm của loại thảo dược này trước khi giải đáp đầy đủ thắc mắc giảo cổ lam khô có tác dụng gì?
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma Pentaphyllum. Loại cây này thường mọc tới độ cao khoảng 200 – 2000m tập trung chủ yếu ở khu vực rừng rậm, thưa. Tại Việt Nam, giảo cổ lam có nhiều ở rừng Hoàng Liên Sơn.
Theo y học Trung Quốc thì giảo cổ lam được xem như một loại thuốc quý có tên gọi là “nhân sâm 5 lá”. Trên thực tế giảo cổ lam chia thành 3 loại:
- Giảo cổ lam 3 lá
- Giảo cổ lam 5 lá
- Giảo cổ lam 7 lá
Trong đó giảo cổ lam 5 lá được sử dụng phổ biến nhất trong Đông Y. Nổi bật với các đặc điểm như vị ngọt đắng, tính hàn, ích khí kiện tỳ,… tác dụng thanh nhiệt và giải độc.
Tác dụng của giảo cổ lam khô
Chữa bệnh máu nhiễm mỡ
Giảo cổ lam chứa khoảng 100 loại saponin – hoạt chất có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu và loại bỏ các mảng xơ vữa mạch máu. Đặc biệt theo các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thường xuyên loại dược liệu này giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tim mạch. Đồng thời phòng và điều trị hiệu quả bệnh máu nhiễm mỡ từ 63% - 97%.
Ngoài ra, các hoạt hóa men AMPK trong giảo cổ lam còn có khả năng chuyển hóa năng lượng cơ thể. Từ đó thúc đẩy quá trình oxy hóa các chất béo và chuyển hóa đường đạm để giảm mỡ thừa.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường là đáp án chính xác cho câu hỏi giảo cổ lam khô có tác dụng gì? Bởi trong thành phần của giảo cổ lam có chứa hoạt chất phanoside. Hoạt chất này có cấu trúc dammarane với khả năng:
- Giảm nhanh lượng đường huyết trong cơ thể
- Tăng mức độ nhạy cảm của các tế bào với insulin
- Phòng ngừa biến chứng tiểu đường tuýp 2
Cụ thể là thử nghiệm được thực hiện trên một số bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 tại Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương. Với các chỉ số ở mức 9 – 14mmol/l. Tất cả đều sử dụng nước giảo cổ lam ở liều lượng là 6g/ngày, liên tục trong vòng 12 tuần. Kết quả cho thấy chỉ số đường huyết của các bệnh nhân giảm 3mmol/l.
Điều trị bệnh huyết áp cao
Bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ vẫn có thể kết hợp sử dụng giảo cổ lam khô. Theo các nghiên cứu cho thấy việc người bệnh uống nước giảo cổ lam hàng ngày giúp cho chỉ số huyết áp trong cơ thể được ổn định hơn.
Một thử nghiệm lâm sàng trên 223 bệnh nhân bị huyết áp cao chia thành 3 nhóm: nhóm 1 sử dụng giảo cổ lam, nhóm 2 dùng nhân sâm và nhóm 3 sử dụng thuốc hạ huyết. Kết quả sau thời gian 1 tháng là:
- Nhóm 1 giảm chỉ số huyết áp 82%
- Nhóm 2 giảm chỉ số huyết áp 41%
- Nhóm 3 giảm chỉ chỉ số huyết áp 93%
Do đó có thể thấy khả năng giảm huyết áp của giảo cổ lam cao hơn nhân sâm. Ngoài ra, khi sử dụng loại dược liệu này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra oxit natric. Đây là loại chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát huyết áp của cơ thể.
Điều trị bệnh tim mạch
Giảo cổ lam khô có tác dụng gì đối với người bệnh tim mạch hay không? Câu trả lời là có. Cụ thể là hoạt chất adenosin được tìm thấy trong giảo cổ lam 5 lá tại Việt Nam cực kỳ tốt cho tim mạch. Đặc biệt, người bệnh sử dụng giảo cổ lam có thể giảm nhanh các cơn đau tim rõ rệt. Ngoài ra còn có một số hoạt chất khác với các công dụng như:
- Tăng khả năng chịu đựng của cơ tim
- Tăng cường máu lên não giúp tinh thần người bệnh cảm thấy thoải mái hơn
- Hỗ trợ người bệnh dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Bảo vệ gan
Trong thành phần của giảo cổ lam khô có chứa flavonoid, acid amin, vitamin,… Tất cả các chất này đều có công dụng chống oxy hóa mạnh và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra còn có khả năng chống độc và bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây bệnh.
Cải thiện sức khỏe
Bên cạnh tác dụng của giảo cổ lam trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổ biến ở trên, người bệnh cũng có thể sử dụng dược liệu này để tăng cường và bảo vệ sức khỏe tốt.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ và phòng ngừa chứng lãng trí ở người lớn tuổi. Đặc biệt hỗ trợ tăng cường sức lực, nhất là đối với những người thường xuyên hoạt động mạnh hay tập thể dục, thể thao.
Ngoài ra, còn giúp cho chị em phụ nữ chống lại quá trình lão hóa da và giữ tóc khỏe đẹp lâu hơn.
Cách sử dụng giảo cổ lam khô
Giảo cổ lam thường được bào chế ở dạng viên khoảng 4 – 10gr sử dụng uống thay trà. Người bệnh có thể uống vào buổi sáng để giúp tinh thần tỉnh táo để làm việc hiệu quả hơn.
Cách pha
- Bước 1: Chuẩn bị 20gr giảo cổ lam khô + 1 ấm trà + 200ml nước sôi
- Bước 2: Cho giảo cổ lam vào ấm trà và pha cùng nước sôi. Sau đó đợi khoảng 5 phút để dược chất giảo cổ lam tan ra là có thể sử dụng.
Đối với bệnh nhân mắc chứng hạ đường huyết chỉ nên uống giảo cổ lam sau khi ăn no. Khi uống xong sẽ có cảm giác miệng khô và khát nước do quá trình chuyển hóa cơ thể. Vì thế, cần uống thêm nhiều nước lọc để điều tiết lại.
Một số lưu ý khi dùng giảo cổ lam khô
- Liều lượng và cách dùng giảo cổ lam là 2 viên/lần và 2 lần/ngày sau khi ăn. Nếu sử dụng thường xuyên dài ngày thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Việc sử dụng giảo cổ lam trong điều trị bệnh ung thư chỉ mang tính chất hỗ trợ không phải thuốc đặc trị.
- Nếu sử dụng quá liều lượng được chỉ định của thầy thuốc có thể làm giảm hàm lượng cholesterol toàn phần dẫn đến thiếu hụt cholesterol
- Không dùng giảo cổ lam khô cho những ai mắc chứng “hư hàn” như chân tay lạnh, chịu rét kém, đuối sức, đổ mồ hôi, thở ngắn hơi, mạch trầm nhược, tiểu tiện nhiều lần,… hay phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi,…
- Không nên dùng trà giảo cổ lam vào buổi tối trước khi ngủ vì nó có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây khó ngủ.
- Tuyệt đối không dùng trà giảo cổ lam qua đêm hay đun lại nhiều lần. Vì trà có thể sẽ bị biến chất và không tốt cho hệ tiêu hóa.
Bài viết trên đã giải đáp chi tiết và đầy đủ cho câu hỏi giảo cổ lam khô có tác dụng gì. Do đó người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng dược liệu này để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất.