Ảnh hưởng quá trình tiêu hóa
Khi ăn cơm, dù uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại.
Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen của rất nhiều người là ăn cơm với canh nghĩa là vừa ăn vừa uống. Điều này sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thức ăn vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn ngâm mềm, nghiền nát, tiêu hoá.
Khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn. Enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được tốt hơn. Việc ăn cơm chan canh, thức ăn được nuốt nhanh hơn sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Tạo cảm giác no giả và ít giá trị dinh dưỡng
Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe.
Ngược lại, khi chan cơm cùng canh, dịch tiêu hóa bị nước pha loãng khiến quá trình hấp thu dinh dưỡng giảm, tạo cảm giác nhanh no nhưng thực chất lượng dinh dưỡng rất ít.
Đối với trẻ nhỏ, chan nước canh khiến trẻ ăn nhanh, no ảo, dẫn tới thiếu chất. Về lâu dài, thói quen này sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ.
Các nguyên tắc cơ bản của bữa ăn
- Nên uống nước canh sau bữa ăn (đối với những người giảm béo có thể ăn canh trước để tạo cảm giác no bụng).
- Ăn từ từ, nhai kĩ để cảm nhận hết vị của món ăn, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan phối hoạt động nhịp nhàng.
- Không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm, do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp.
- Trong trường hợp cơm khô, khó nuốt, có thể chan ít nước thịt, hoặc nước canh để dễ nhai hơn. Nhưng cần phải nhai kĩ.
- Tập trung ăn cơm, không nói chuyện khi ăn, vừa ăn vừa xem TV, đọc truyện…
- Đối với trẻ nhỏ, cần sớm tạo lập thói quen ăn uống khoa học.