Bột ngọt là gì
Tên khoa học của bột ngọt (mì chính) là monosodium glutamate. Trong bột ngọt có chứa glutamate - một trong hơn 20 loại axit amin rất phổ biến trong tự nhiên, cơ thể người và động thực vật. Glutamate có khả năng tạo ra vị umami - vị ngọt của rau của hoặc thịt. Các thực phẩm mà chúng ta đang dùng hàng ngày đa phần đều có glutamate như: các loại thịt, sò điệp, cà chua,... nhiều nhất là sữa mẹ.
Ăn thực phẩm có thêm bột ngọt vì thế sẽ kích thích Umami giúp cho thức ăn có thêm vị ngọt. Tuy nhiên, nó là vị nhân tạo, chứa hóa chất muối của acid glutamic. Sở dĩ khi khi ăn thực phẩm có bột ngọt bạn thấy ngon miệng là vì nó kích thích não sản xuất ra dopamine với một lượng dư thừa. Sự dư thừa ấy tạo ra cảm giác khỏe mạnh, vui vẻ trong thời gian không khác gì khi dùng ma túy. Thường xuyên ăn bột ngọt sẽ tạo cho đầu lưỡi có cảm giác nghiện nên khi không có sẽ rất khó ăn.
Ăn bột ngọt có tốt không?
Theo Sức khoẻ Đời sống, tính an toàn của bột ngọt đã được thẩm định bởi nhiều tổ chức y tế, sức khỏe trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1987 đã kết luận: "quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau, bột ngọt an toàn cho người sử dụng và có liều dùng hàng ngày không xác định”. Các tổ chức khác như Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu và Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ cũng đưa ra những kết luận tương tự.
Một số người nội trợ cho hay đôi khi họ cảm thấy khó chịu, mỏi gáy… sau khi ăn những món bún, phở ở hàng quán bên ngoài có nêm nhiều bột ngọt. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng phải chăng bột ngọt là nguyên nhân gây dị ứng, hay gây ra “hội chứng nhà hàng Trung Quốc”. Tuy nhiên, bột ngọt không nằm trong danh sách các thực phẩm gây dị ứng của Codex - Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế. Nghiên cứu được thực hiện bởi Geha năm 2000 tại Mỹ và nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định bột ngọt không phải là nguyên nhân gây ra “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc”.
Như vậy có khả năng những triệu chứng khó chịu kể trên xuất phát từ việc sử dụng bột ngọt không rõ nguồn gốc, hoặc thậm chí là yếu tố tâm lý sau khi nghe những thông tin không hay về bột ngọt.
Bột ngọt an toàn với phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú?
Trả lời vấn đề này trên Người Lao Động, PGS.TS. Phạm Ngọc Khái - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, bột ngọt là gia vị được các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín trên thế giới đánh giá là gia vị an toàn với tất cả đối tượng, trong đó có bà mẹ mang thai, cho con bú và trẻ em.
Cụ thể, theo vị chuyên gia này, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng bột ngọt, do hầu hết bột ngọt khi ăn vào cùng thực phẩm sẽ được chuyển hóa tại hệ tiêu hóa, và không đi vào thai nhi nhờ "hàng rào" tại ruột và "hàng rào" nhau thai.
Với bà mẹ cho con bú, Hội Nhi khoa Mỹ chỉ ra việc sử dụng bột ngọt cho người mẹ không gây ra triệu chứng bất lợi đối với trẻ bú sữa mẹ hoặc tác động đến việc tiết sữa mẹ.
Do đó, phụ nữ mang thai và bà mẹ con con bú hoàn toàn có thể sử dụng bột ngọt. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em từ giai đoạn bào thai, bú sữa mẹ đến giai đoạn sau cai sữa và ăn thực phẩm.
Như vậy, bột ngọt là gia vị an toàn đối với trẻ em. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu bột ngọt là một loại gia vị, không có chức năng thay thế chất dinh dưỡng từ thực phẩm, đồng thời trẻ dưới 12 tháng tuổi không cần sử dụng thêm bất kỳ gia vị nào kể cả muối, nước mắm, đường, bột ngọt... Bên cạnh đó, chúng ta cần kết hợp đa dạng các thực phẩm trong bữa ăn của trẻ như các loại thịt, hải sản, rau củ quả… để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.