Phụ Nữ Sức Khỏe

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là triệu chứng trẻ khó tiếp nhận và bày tỏ suy nghĩ thông qua lời nói. Tỷ lệ này ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại. Cha mẹ cần phát hiện kịp thời để kịp thời khắc phục nhằm giúp con tự tin giao tiếp với những người xung quanh.

Dấu hiệu và phân loại hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là dạng biểu hiện trẻ khó có khả năng biểu đạt suy nghĩ thông qua lời nói trong cuộc sống thường ngày. Theo thống kê, có khoảng 3 – 5% trẻ mắc chứng rối loạn trong quá trình tiếp thu hoặc bày tỏ ngôn ngữ hoặc mắc phải cả hai triệu chứng.

Tỉ lệ trẻ bị rối loạn ngôn ngữ ngày càng gia tăng - Ảnh minh họa: Internet

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em được chia thành hai loại: Rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ hoặc rối loạn về phát âm. Đối với trẻ bị rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ, bé sẽ có dấu hiệu chậm hiểu lời nói của mọi người. Những trẻ rối loạn về vấn đề phát âm sẽ khó bày tỏ những câu nói, suy nghĩ thông thường theo độ tuổi.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ còn thông qua một số dấu hiệu khác như trẻ phát âm vô nghĩa, nói một mình, nhại lời người khác… Nguyên nhân của những triệu chứng này thông thường do trẻ gặp một số vấn đề trong quá trình phát triển, rối loạn tâm lý.

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn ngôn ngữ vẫn chưa được xác định rõ - Ảnh minh họa: Internet

Trên thực tế, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ không có biểu hiện rõ rệt thông qua cử chỉ, hành vi. Thông thường, sau 3 tuổi trẻ sẽ nói được câu với độ dài vừa phải. Sau độ tuổi này, trẻ có dấu hiệu không lắng nghe khi mọi người nói chuyện với mình, không quan tâm khi cha mẹ đọc sách hoặc không hiểu câu trò chuyện của người khác…cha mẹ cần suy nghĩ đến nguy cơ mắc hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em.    

Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng tỷ lệ trẻ bị rối loạn ngôn ngữ xuất phát từ sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền, mức độ làm quen với ngôn ngữ, tổn thương não bộ.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cũng nhận định trẻ bị rối loạn ngôn ngữ ngày nay do tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá sớm khiến bé hạn chế trong quá trình giao tiếp.

Tiếp xúc quá nhiều với thiết bị điện tử cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng trong quá trình tiếp thu và biểu đạt ngôn ngữ - Ảnh minh họa: Internet

Để phòng ngừa nguy cơ rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử (điện thoại, máy vi tính, máy chơi game…) để không bị cản trở trong quá trình phát triển nền tảng ngôn ngữ). Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quên tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhằm phát triển toàn diện các kỹ năng.

Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện và tương tác cùng con nhiều hơn đề hạn chế nguy cơ trẻ bị rối loạn ngôn ngữ - Ảnh minh họa: Internet

Khi phát hiện con có dấu hiệu bất thường ngôn ngữ, cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng trẻ để dạy con cách nói chuyện và giao tiếp với mọi người. Nếu vượt ngoài khả năng can thiệp, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp điều trị thích hợp.

Hồng Ngân (T.H)

Tin liên quan

Những cách làm bánh chuối thơm ngon cho bé ăn dặm không biết chán

Bé sẽ yêu thích những món bánh chuối mẹ làm trong giai đoạn ăn dặm chỉ bằng những cách làm...

Chiều con ăn theo sở thích, cha mẹ “chết đứng” khi biết con bị gan nhiễm mỡ

Nhiều người vẫn nghĩ, gan nhiễm mỡ chỉ mắc ở người lớn nhưng đã khá nhiều ông bố bà mẹ...

Cách pha sữa công thức 'chuẩn' khoa học, đảm bảo giữ được toàn bộ nguồn dinh dưỡng cho trẻ

Đúng như tên gọi, sữa công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được sản xuất dựa trên công...

Bé sơ sinh 3 tháng suýt hỏng mắt chỉ vì bà nội nghe lời hàng xóm mách mẹo chăm cháu

Dù con dâu đã phản đối ý tưởng của mẹ chồng nhưng canh lúc con đi làm, bà Dung vẫn...

Mách mẹ cách nhanh chóng làm tiêu đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh

Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân chủ yếu khiến đờm thường xuyên xuất...

Phòng tránh nguy cơ bị chó cắn, cha mẹ cần dạy trẻ những kỹ năng cơ bản này

Chỉ một chút bất cẩn, trẻ có thể bị chính những vật nuôi trong nhà như chó mèo tấn công....

4 cách hay không ngờ dạy trẻ hình thành tư duy độc lập theo ý kiến chuyên gia

Chia sẻ với Phụ nữ & Gia đình, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết rèn luyện cho trẻ tư...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

8 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

8 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

8 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

23 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

23 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

23 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 3 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 3 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình