Dẫn tin từ Sức khoẻ Đời sống, theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh, cải canh có vị hơi đắng, tính ấm, vào kinh phế. Hạt cải canh (giới tử) có tác dụng chữa các chứng đàm ẩm khí nghịch, loa lịch đàm hạch, đàm thấp kinh lạc.
Cải canh được trồng hầu khắp các vùng trong cả nước, nhiều nhất ở các vùng đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương... Không chỉ là cây rau ăn rất quen thuộc, có giá trị làm thuốc, cải canh còn tạo ra cảnh quan cho vùng du lịch sinh thái.
Theo Y học hiện đại, cải canh là nguồn cung cấp protein, chất xơ và nhiều loại vitamin. Cụ thể, trong 56g cải canh tươi cung cấp 2gr protein, 3gr carbohydrates, 2gr chất xơ, 10% nhu cầu đồng hàng ngày, 9% nhu cầu vitamin A, 6% nhu cầu vitamin B6, 44% nhu cầu vitamin C, 8% nhu cầu vitamin E, 120% nhu cầu vitamin K hàng ngày.
Tuy rau cải có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng ăn được. Dẫn tin từ Tiền Phong, những người tuyệt đối không nên ăn rau cải gồm:
Người bị đau dạ dày
Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải. Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đau bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.
Người táo bón
Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Người bị thận
Những người suy thận nặng không nên ăn bắp cải.
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Bạn cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Bệnh nhân bị suy giáp
Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Rau cải có nhiều vitamin A, K, những chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.