Phụ Nữ Sức Khỏe

Những tác nhân gây ung thư phổ biến

Khoảng 20% trường hợp ung thư được chứng minh có liên quan đến các tác nhân truyền nhiễm như virus HPV, HP hay viêm gan B.

Một số loại vi khuẩn quen thuộc có thể là mối nguy tiềm ẩn dẫn đến ung thư nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm. Ảnh: Cell Reports.

Theo một báo cáo gần đây của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ, 13% ca ung thư trên toàn thế giới có liên quan đến nhiễm trùng. Con số này thậm chí có thể lên tới 20%, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Tiến sĩ Mikkael A. Sekeres, Trưởng khoa Huyết học, Trung tâm Ung thư Sylvester, Đại học Miami (Mỹ), phân tích các tác nhân truyền nhiễm liên quan đến ung thư bao gồm: Vi khuẩn, chẳng hạn Helicobacter pylori (H. pylori); Virus, chẳng hạn virus papillomavirus (HPV); Virus Epstein-Barr (EBV); Viêm gan B và C.

Điều đáng lưu ý là chỉ có một tỷ lệ cực nhỏ người nhiễm virus này phát triển thành ung thư.

Dưới đây là những điều cần biết về các tác nhân gây ung thư phổ biến và điều cần làm để giảm nguy cơ.

H. pylori

H. pylori có thể gây nhiễm trùng dạ dày và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non), dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng. Virus có thể truyền từ người này sang người khác qua nước bọt, dịch tiết nôn hoặc phân, qua nước hoặc thức ăn bị nhiễm bẩn.

Với khả năng lây truyền dễ dàng, H. pylori gây bệnh cho hơn một nửa dân số thế giới, dù chỉ khoảng 30% người bị có triệu chứng.

Những người bị nhiễm H. pylori mạn tính có nguy cơ mắc ung thư dạ dày hoặc ung thư bạch huyết dạ dày cao hơn. Mỗi năm, hơn 800.000 trường hợp ung thư được cho là do nhiễm trùng này trên toàn cầu.

Mọi người có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm H. pylori bằng cách rửa tay thường xuyên, có thói quen ăn chín uống sôi.

Virus gây u nhú ở người (HPV)

HPV là virus lây truyền qua đường tình dục phổ biến có thể ảnh hưởng đến vùng sinh dục, da và họng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, khoảng 20 năm trước, ước tính hàng năm có khoảng 14 triệu ca nhiễm HPV mới ở nước này. Số ca nhiễm HPV ước tính đã giảm hơn 70% ở phái nữ 14-24 tuổi nhờ tiêm vaccine.

Hàng năm, gần 700.000 trường hợp ung thư trên toàn thế giới được cho là do HPV, bao gồm ung thư cổ tử cung, hậu môn, vùng sinh dục, hầu họng và đầu cổ.

Người nhiễm HPV có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nguy cơ ung thư sẽ cao hơn ở những người có nhiễm trùng kéo dài.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các loại HPV phổ biến nhất là tiêm chủng, với 2 liều vaccine được khuyến nghị cho trẻ em ở tuổi 11 hoặc 12, sớm nhất là 9 tuổi.

 
Nhiễm trùng do virus Epstein-Barr thường không gây ra triệu chứng, nhưng một tỷ lệ rất nhỏ có thể tiến triển thành ung thư. Ảnh: Kateryna Kon/Shutterstock.

Virus Epstein-Barr

Virus Epstein-Barr (EBV) gây ra hơn 150.000 trường hợp ung thư hạch và ung thư vùng đầu cổ trên toàn cầu mỗi năm. EBV lây truyền qua dịch cơ thể, thường là nước bọt, thường gọi là "bệnh hôn" vì có khả năng lây truyền qua nụ hôn rất lớn.

Ước tính khoảng 90% dân số mang EBV. Dù mọi người đã thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa lây truyền như tránh xa người bệnh, vệ sinh tay hay không chia sẻ đồ ăn, việc nhiễm virus này là điều gần như không thể tránh khỏi.

Đa số người nhiễm EBV sẽ không phát triển ung thư. Những người có nguy cơ mắc ung thư liên quan đến EBV cao hơn bao gồm những trường hợp bị suy giảm miễn dịch sau khi ghép tạng hoặc bệnh nhân nhiễm HIV.

Viêm gan B và viêm gan C

Nhiễm viêm gan B và C là nguyên nhân phổ biến nhất gây ung thư gan trên toàn thế giới với hơn 500.000 ca mắc mới mỗi năm.

Cả hai virus đều có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, máu hoặc tiêm chích chung kiêm tiêm. Ước tính, thế giới có hơn 250 triệu người đang phải sống chung với viêm gan B. Trong khi khi đó, 50 triệu người cũng đang mắc viêm gan C mạn tính.

Giống như virus HPV, viêm gan B có thể được ngăn ngừa bằng một loạt vaccine gồm 2 hoặc 3 mũi tiêm cho trẻ em, người lớn tuổi. Viêm gan B mạn tính có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus.

Virus viêm gan C không có vaccine phòng ngừa. Tuy nhiên, một loại thuốc kháng virus đã có thể chữa khỏi viêm gan C mạn tính 95% thời gian, chỉ với một liệu trình 8-12 tuần.

Một nghiên cứu về hơn 240.000 người mắc viêm gan C mạn tính cũng cho thấy việc điều trị bằng thuốc kháng virus đã giảm tỷ lệ ung thư gan xuống hơn một nửa.

Theo Nhật Minh/Tri thức

Tin liên quan

Thấy gì từ vụ người đàn ông gục chết trong phòng gym

Có nhiều thanh niên nhìn rất khoẻ mạnh, nhưng khi đo tim gắng sức hoặc siêu âm thì phát hiện...

6 tác dụng phụ nguy hiểm của việc tiêu thụ thức ăn nhanh mỗi ngày!

Thức ăn nhanh có hại cho bạn không? Các chuyên gia cân nhắc điều gì có thể xảy ra nếu...

7 biện pháp khắc phục chứng đầy hơi tại nhà

Đâu là những cách đơn giản và hiệu quả để loại bỏ chứng đầy hơi khó chịu?

6 loại đồ uống chống viêm tốt nhất

Hãy bổ sung những loại đồ uống này vào thực đơn mỗi ngày để có sức khỏe và thể trạng...

Uống 2 cốc nước trước bữa ăn, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

Theo một chuyên gia dinh dưỡng, uống 2 cốc nước trước bữa ăn có thể hỗ trợ giảm cân bởi...

5 loại thực phẩm giúp giảm tình trạng buồn nôn

Để giảm tình trạng buồn nôn bạn nên sử dụng các loại thực phẩm như gừng, chuối, cơm và các...

Lợi ích sức khoẻ của việc ăn chậm tốt hơn ăn nhanh

Ăn chậm tốt hơn ăn nhanh vì nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn, đặc biệt là trong...

Tin mới nhất

Đề xuất nhiều quy định mới có lợi cho người khám chữa bệnh BHYT

11 giờ trước

Thanh niên 17 tuổi hiến tạng hồi sinh 4 cuộc đời

11 giờ trước

Phải cấp phép cho thuốc bán online, đừng nên 'không quản được thì cấm'

11 giờ trước

Ăn cà gai leo, bé 8 tuổi ở Quảng Bình tử vong

11 giờ trước

Rút đề xuất miễn học phí cho con của giáo viên

11 giờ trước

Tin nóng bão Trà Mi: Đạt đỉnh cường độ cực đại giật cấp 15 ngay khi vào Hoàng Sa vào...

18 giờ trước

Nỗi khổ vợ chồng 'đồng sàng dị mộng'

18 giờ trước

KHẨN: Bão Trà Mi nguy cơ giật cấp 15 vào Biển Đông ngày 24/10, cảnh báo hơn 10 địa phương...

1 ngày 13 giờ trước

Khai mạc giải bóng đá báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 khu vực phía Nam

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình