Phụ Nữ Sức Khỏe

Lợi ích sức khoẻ của việc ăn chậm tốt hơn ăn nhanh

Ăn chậm tốt hơn ăn nhanh vì nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn, đặc biệt là trong việc cải thiện tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.

Ăn chậm có nghĩa là bạn phải dành ít nhất 20-30 phút cho một bữa ăn giúp não có đủ thời gian nhận tín hiệu no từ dạ dày, từ đó giúp bạn tránh ăn quá nhiều. Dưới đây là một số lợi ích sức khoẻ của việc ăn chậm tốt hơn ăn nhanh.


Ăn chậm tốt hơn ăn nhanh vì nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn, đặc biệt là trong việc cải thiện tiêu hóa và kiểm soát cân nặng. Ảnh: Freepik.

Tiêu hóa tốt hơn

Theo một nghiên cứu năm 2017 trên BMJ Open, những người ăn chậm tốt hơn ăn nhanh vì khi nhai chậm có khả năng tiêu hóa tốt hơn. Nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dễ dàng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng hơn, giảm nguy cơ đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

Cải thiện cảm giác no và kiểm soát sự thèm ăn

Ăn chậm giúp bạn cảm nhận rõ hơn các tín hiệu no của cơ thể, từ đó giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn nạp vào và tránh ăn quá nhiều.

Tăng cường sự thích thú khi ăn uống

Ăn chậm tốt hơn ăn nhanh vì việc ăn chậm giúp bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị của món ăn, biến việc ăn uống trở thành một trải nghiệm thú vị và thư giãn.

Quản lý cân nặng tốt hơn

Ăn chậm tốt hơn ăn nhanh trong việc quản lý cân nặng. Bởi việc ăn chậm giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn hiệu quả, từ đó giúp giảm cân và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng.

Cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Ăn chậm tốt hơn ăn nhanh vì chúng ta nhai kỹ giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

Thói quen ăn uống có chánh niệm

Ăn chậm tốt hơn ăn nhanh vì nó giúp chúng ta tập trung vào bữa ăn, giảm căng thẳng và stress, từ đó cải thiện mối quan hệ của bạn với thức ăn.

Những thách thức khi ăn chậm

Tốn thời gian: Ăn chậm có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn cho mỗi bữa ăn.

Thức ăn bị nguội: Đặc biệt với các món ăn nóng.

Ảnh hưởng đến công việc: Nếu bạn có lịch trình bận rộn.

Mẹo để ăn chậm

Nhai kỹ: Nhai mỗi miếng ít nhất 20 lần.

Đặt thìa xuống giữa các lần ăn: Giúp bạn tập trung vào từng miếng ăn.

Cắt nhỏ thức ăn: Giúp bạn ăn chậm hơn và thưởng thức từng miếng.

Uống nước trong khi ăn: Giúp bạn no lâu hơn và ăn chậm hơn.

Tập trung vào bữa ăn: Tránh vừa ăn vừa làm việc khác.

Ăn chậm tốt hơn ăn nhanh, do đó chúng ta nên tạo thành một thói quen để giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Mặc dù có một số khó khăn ban đầu, nhưng với sự kiên trì, bạn sẽ dần hình thành thói quen này và tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại.

 
Theo Phương Lê/Báo Pháp luật TPHCM

Tin liên quan

Top 7 lợi ích sức khỏe của nước chanh và tác dụng phụ nếu tiêu thụ quá nhiều

Từ món mặn đến salad, nước chanh được thêm vào rất nhiều món ăn để làm nổi bật hương vị...

Không muốn ‘rước thêm bệnh’ vào người, những ai mắc bệnh này nên hạn chế ăn nước mắm

Nước mắm là gia vị không thể thiếu của mỗi gia đình, tuy nhiên với một số người thì loại...

3 sai lầm khi chạy bộ nhiều người mắc hàng ngày vẫn không nhận ra

Từ những sự cố sức khỏe của các vận động viên tham gia giải chạy phong trào, chuyên gia chỉ...

Phòng gym bẩn đến mức nào?

Có nhiều nguồn lây nhiễm trong phòng tập gym, trong đó phổ biến nhất bao gồm bề mặt thiết bị,...

Muốn phòng chống cảm sốt mùa thu đông, bạn chỉ cần bỏ túi những mẹo đơn giản sau

Bằng cách thực hiện các bài thuốc tự nhiên này và lắng nghe cơ thể, bạn có thể kiểm soát...

Gan, thận sẽ ra sao nếu cơ thể không đủ nước?

"Có nước là có sự sống" - câu nói này đúng với mọi sự vật trong tự nhiên, bao gồm...

Người bị mỡ máu không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến người bệnh mỡ máu. Dưới đây là những thực phẩm người mắc...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình