Nội dung bài viết:
- Ăn tỏi sống có tác dụng gì?
- Tỏi là thực vật kháng khuẩn lý tưởng
- Tỏi tăng khả năng chống lại ung thư
- Tỏi bảo vệ sức khỏe cơ quan tiêu hóa
- Tỏi giảm nguy cơ tiểu đường
- Tỏi còn tốt cho tim, mạch máu và não bộ
- Tỏi làm chậm lão hóa và hồi phục thể lực
- Tỏi giảm cảm mạo và hỗ trợ sức khỏe gan
- Tỏi tăng cường bản lĩnh đàn ông
- Tỏi phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ
- Tỏi nhiều công dụng như vậy thì có gây hại gì không nếu sử dụng không đúng cách?
- Ăn tỏi sống hay ăn tỏi đã qua chế biến thì tốt hơn?
Ăn tỏi sống có tác dụng gì?
Theo chuyên gia sức khỏe trên Mama cho biết: Tỏi là loại thực vật gia vị quen thuộc với nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Mặc dù vậy thì ăn tỏi sống đúng cách đòi hỏi bạn phải chú ý những kiêng kị riêng để không gây tác dụng phụ. Đầu tiên chúng ta nên hiểu rõ ăn tỏi sống có tác dụng gì.
Tỏi là thực vật kháng khuẩn lý tưởng
Trong tỏi có chứa Sulphur oxides, là hợp chất có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn cực mạnh. Đặc biệt, ăn tỏi thường xuyên giúp cơ thể có khả năng ức chế và tiêu diệt nhiều loại độc bệnh, trực khuẩn, cầu khuẩn v.v… Có thể nói cho đến hiện tại thì tỏi được xem là loài thực vật kháng khuẩn mạnh nhất trong giới thực vật tự nhiên.
Tỏi tăng khả năng chống lại ung thư
Tác dụng của tỏi còn được đề cao bởi công hiệu phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Gecmani và Selen là hai nguyên tố có trong củ tỏi với tác dụng ức chế các tế bào khối u và tốc độ sinh trưởng của tế bào ung thư. Thực nghiệm cho thấy, nhóm người có tỷ lệ mắc ung thư thấp nhất thường có hàm lượng Selen rất cao trong huyết dịch.
Tỏi bảo vệ sức khỏe cơ quan tiêu hóa
Thói quen ăn tỏi sống và sử dụng trong chế biến các món ăn còn đem lại hiệu quả thải độc tốt cho đường ruột, giúp bạn phòng ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa, điển hình là đảm bảo sức khỏe của dạ dày và đường ruột.
Tỏi giảm nguy cơ tiểu đường
Thêm một công dụng khác của tỏi đó chính là giảm đường huyết, tăng cường phòng ngừa bệnh tiểu đường. Tỏi có thể thúc đẩy cơ thể tiết Insulin, tăng hiệu quả hấp thu Glucose của các tế bào tổ chức, cân bằng lại mức độ đường huyết khi lên quá cao, đồng thời còn có thể tiêu diệt các khuẩn bệnh do viêm nhiễm dẫn đến tiểu đường.
Tỏi còn tốt cho tim, mạch máu và não bộ
Ăn tỏi sống có tác dụng gì? Phòng ngừa và điều trị các bệnh về tim, não, mạch máu là lợi ích từ tỏi. Khi bạn có chế độ ăn tỏi hợp lý trong bữa ăn hằng ngày sẽ tăng cường hiệu quả giảm thiểu mỡ thừa tích tụ trong cơ thể, thúc đẩy hoạt tính dung giải Fibrin, giảm cholesterol, ức chế sự hình thành các khối tụ máu nhỏ, điều chỉnh huyết áp v.v…
Tỏi làm chậm lão hóa và hồi phục thể lực
Nghiên cứu còn phát hiện, thịt heo là một trong những thực phẩm giàu vitamin B1, trong khi đó, vitamin B1 nếu kết hợp với Allicin trong tỏi sẽ phát huy tác dụng tiêu trừ mệt mỏi, phục hồi thể lực vô cùng tốt. Ngoài ra, một số thành phần khác trong tỏi như vitamin E và C còn đem lại hiệu quả kháng oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa.
Tỏi giảm cảm mạo và hỗ trợ sức khỏe gan
Diallyl disulfide là hợp chất tạo vị cay trong tỏi có tác dụng tiêu diệt đối với ký sinh trùng và các vi khuẩn gây bệnh, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng ngừa cảm mạo. Ăn tỏi sống mỗi ngày còn giảm triệu chứng dị ứng, nhất là khi nhiệt độ thay đổi. Ngoài ra, nguyên tố Selen trong tỏi thông qua quá trình tham gia trao đổi chất có oxi với huyết dịch còn đem lại công dụng thanh trừ các độc tố, giảm bớt gánh nặng cho gan.
Tỏi tăng cường bản lĩnh đàn ông
Riêng đối với nam giới, ăn tỏi hợp lý còn giúp tăng cường sinh lực và hỗ trợ điều trị liệt dương. Do tỏi có lợi cho tuần hoàn máu nên nó cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng “cương” ở phái mạnh. Nguyên nhân cụ thể có thể giải thích đó là tỏi kích thích cơ thể sản sinh ra tổng hợp oxit nitric. Enzyme này là yếu tố không thể thiếu cho bản lĩnh đàn ông.
Tỏi phòng ngừa và điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ
Đối với phái đẹp thì tỏi còn phòng ngừa viêm âm đạo do nhiễm khuẩn khá hữu hiệu. Allicin trong tỏi là vật chất diệt khuẩn tự nhiên mạnh mẽ, có thể ức chế tốc độ sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Tỏi nhiều công dụng như vậy thì có gây hại gì không nếu sử dụng không đúng cách?
Sau khi hiểu rõ ăn tỏi sống có tác dụng gì thì bạn cũng cần chú ý một số vấn đề trong cách dùng tỏi hằng ngày để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn. Tỏi tuy có công hiệu diệt khuẩn, giải hàn, kiện tỳ vị nhưng nó cũng là loại thực vật thuộc tính chất “ẩm nóng”, có tính kích thích mạnh.
Chính vì vậy, một số tác hại của tỏi nếu ăn quá nhiều có thể kể đến như tổn thương dạ dày, gan, phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe của tai, dễ sinh viêm và gây ho v.v… Nếu sử dụng không hợp lý, tỏi có thể khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, đồng thời hợp chất cay còn gây kích thích mạnh. Vì vậy người có bệnh dạ dày, đường ruột thì không nên ăn tỏi.
Bên cạnh đó, ăn tỏi thường xuyên có thể gây tiêu hao khí huyết trong cơ thể. Do đó, người có thể chất đang suy nhược nên hạn chế sử dụng. Ngoài ra, người đang bị tỳ hư hoặc tiêu chảy do viêm ruột cũng nên thận trọng khi ăn tỏi để tránh làm sung huyết niêm mạc ruột, làm bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Ăn tỏi sống hay ăn tỏi đã qua chế biến thì tốt hơn?
Do trong quá trình chế biến với nhiệt độ cao thì hợp chất Allicin trong tỏi đa số sẽ phát huy và phân giải, làm giảm không ít hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh của củ tỏi. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe luôn khuyến cáo nên ăn tỏi sống là lý tưởng nhất. Nếu bạn không ăn được thì nên xào nấu thức ăn chín rồi mới rắc tỏi lên để để giảm vị cay mà không làm tổn thất Allici.
Không những vậy, nếu ăn tỏi sống nhưng để nguyên cả tép tỏi sẽ không hiệu quả bằng đập giập hay nghiền nhuyễn. Do Allicin trong tồn tại trực tiếp mà phải do hai vật chất là Alliin và enzyme trong tỏi kết hợp tạo thành. Mặt khác, ăn tỏi nghiễn nhỏ còn hỗ trợ làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
Ngoài ăn tỏi sống thì bạn cũng có thể chế biến một số món ăn từ củ tỏi mà điển hình là giấm tỏi, dưa tỏi. Tuy nhiên cách thức chế biến càng đơn giản càng tốt và tuyệt đối không sử dụng các chất phụ gia, tránh làm giảm hiệu quả của tỏi mà còn dễ gây bệnh tật.