Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Regenstrip Hoa Kỳ và Đại học Indiana Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu trên 10.000 bệnh nhân nha khoa để tìm hiểu mối liên hệ giữa việc đeo răng giả và sức khỏe. Dữ liệu ghi chép nha khoa và ghi chép sức khỏe của họ đã được sử dụng trong nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân để kiểm tra tình trạng sức khỏe như suy dinh dưỡng. Kiểm tra sức khỏe bao gồm xét nghiệm máu, kiểm tra lipid và tuyến giáp hoàn chỉnh. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian là 2 năm trước và 2 năm sau khi bệnh nhân đeo răng giả và kết quả của hai thí nghiệm sẽ được so sánh với nhau.
Kết quả đã phát hiện ra rằng chỉ số dinh dưỡng của những người đeo răng giả đặc biệt đã giảm đáng kể trong hai năm sau khi đeo. Và không có sự sụt giảm chỉ số dinh dưỡng ở những người không đeo răng giả.
So với nhóm không đeo, người đeo răng giả đã sụt giảm protein huyết thanh, canxi huyết thanh và nồng độ BUN sau khi đeo răng giả. Nồng độ BUN thấp thường xuất hiện khi bạn thiếu dinh dưỡng.
Dancam Tivaliccas, tác giả của bài báo cáo, cho biết: "Khi nhai thức ăn, việc đeo răng giả rất khó có hiệu quả giống như răng bình thường”.
Tác giả nói thêm: “Điều này có thể làm thay đổi thói quen ăn uống của bạn và dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng".
Nghiên cứu này gần đây đã được đăng tải trên tạp chí 'Journal of Proshodontics'.