Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách nhận biết và xử lý khi con gặp vấn đề tâm lý, tránh hậu quả đau lòng

Liên tiếp các vụ trẻ em gặp những vấn đề tâm lý ở mức nghiêm trọng dẫn đến hành vi tiêu cực, thậm chí là tự tử thời gian qua đang dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với nhiều gia đình.

Những lo lắng về thay đổi trên cơ thể mình, áp lực phải học giỏi, lo lắng về nghề nghiệp và tương lai, những kỳ vọng của cha mẹ ông bà, những rắc rối với anh chị em hay bạn bè đồng trang lứa, chia tay bạn gái/bạn trai, … là những vấn đề mà rất nhiều bạn trẻ hiện đang gặp phải.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, trẻ em dễ gặp khủng hoảng tâm lý hơn người lớn bởi các em chưa đủ tư duy để suy nghĩ chín chắn, chưa biết cách để tự giải tỏa những cảm xúc của bản thân cũng như chưa có kỹ năng để điều khiển và kiểm soát những cảm giác tiêu cực như buồn phiền, chán nản...

Trẻ em dễ gặp các khủng hoảng tâm lý hơn người lớn (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân nào dẫn đến trẻ gặp áp lực và căng thẳng tâm lý?

PGS.TS. Trần Thu Hương - Giảng viên Khoa Tâm lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đầu tiên từ chính bản thân các em. Trẻ nào có hệ thần kinh yếu thì khi có áp lực từ bên ngoài hoặc khi có căng thẳng từ môi trường trẻ sẽ trở nên lo lắng và mất bình tĩnh.

Nguyên nhân thứ hai đến từ môi trường. Môi trường gần nhất là các mối quan hệ gia đình sau đó là mối quan hệ nhà trường (bao gồm: thầy cô, bạn bè) và môi trường cộng đồng. Xét ở nhiều góc độ khác nhau thì trong các vấn đề về mặt tâm lý sẽ bao gồm cả những sang chấn tác động đến các em như: Áp lực về mặt thi cử, áp lực về học tập, bệnh dịch, sự mất mát của người thân hoặc mất mát đồ vật mà các em yêu quý.

Theo PGS.TS. Trần Thu Hương, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tâm lý, áp lực thì có rất nhiều và đa dạng, tùy từng trường hợp những nguyên nhân đó sẽ tác động đến mức độ nào.

Cha mẹ cần đặt mình vào vị trí của con để có thể đồng cảm và thấu hiểu con

Theo PGS.TS. Trần Thu Hương, có nhiều cách nhận biết con mình đang gặp căng thẳng hay bị sang chấn tâm lý:

- Cảm xúc của trẻ sẽ được bộc lộ ra đầu tiên. Đó là những cơn giận giữ, những cơn khó chịu, tức giận vô lý.

- Trẻ sẽ rơi vào trạng thái trầm buồn như: buồn bã, khóc liên tục, rút lui khỏi xã hội, không muốn giao tiếp và kết nối ngay cả với những người bạn thân;

- Rối loạn giấc ngủ, thường sẽ khó ngủ;

- Dễ mất cảm giác thèm ăn, từ chối ăn.

Do đó, căn cứ vào các biểu hiện trên, cha mẹ không nên chủ quan mà cố gắng đứng ở vị thế, quan điểm và cảm xúc của trẻ để hiểu cũng như sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường từ con và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Cha mẹ cần quan tâm và trò chuyện cùng con để thấu hiểu con cái nhiều hơn (Ảnh minh họa)

PGS.TS. Trần Thu Hương cho biết, nhiều cha mẹ đồng hành cùng con nhưng lại kiểm soát con rất chặt gây ra những áp lực rất lớn về mặt tinh thần khiến con cảm thấy ngột ngạt, không thể chia sẻ được, cảm thấy bố mẹ không thấu cảm với mình.

Khi con nói: "Bố mẹ không hiểu gì con hết", "Bố mẹ luôn ép buộc con đi theo những gì bố mẹ mong muốn", "Bố mẹ không tin tưởng gì con", điều đấy có nghĩa rằng bố mẹ đang bị mất niềm tin với con mình.

Theo PGS.TS. Trần Thu Hương, niềm tin mà cha mẹ mang đến cho con có sức mạnh rất lớn để giúp con vượt qua khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt trong giai đoạn tuổi dậy thì và giai đoạn tuổi thanh thiếu niên.

"Vì vậy, cha mẹ cần cố gắng đặt mình vào vị trí của con để có thể đồng cảm, thấu hiểu con và giữ đúng lời hứa với con. Đem lại lời khen đối với con. Với những lời phê phán thì làm sao để con không cảm thấy suy sụp, thất vọng.

Cha mẹ phải trở thành người bạn của con mới có thể biết được con của mình có vấn đề gì và nhanh chóng hỗ trợ các con vượt ra khỏi vấn đề mà các con gặp phải, giúp con đủ tự tin để có những bước đi vững chắc trong cuộc đời sau này", PGS.TS. Trần Thu Hương đưa ra lời khuyên.

Theo Thúy Ngà/Giadinnhonline

Tin liên quan

Các chuyên gia cảnh báo: Trừng phạt thân thể gây nhiều tác hại đến sức khỏe tâm lý của trẻ

Các bác sĩ nhi khoa và những nhà tâm lý học đều đồng ý rằng trừng phạt thân thể sẽ...

7 vấn đề tâm lý ai cũng cần phải giải quyết trước khi quyết định có con

Theo một nghiên cứu, các vấn đề tâm lý về lòng tự trọng, những rắc rối trong sự nghiệp, thậm...

Phong cách nuôi dạy con phổ biến tác động sâu sắc đến tâm lý của trẻ

Phong cách giáo dục của cha mẹ thường diễn ra đồng thời và song song với sự phát triển của...

Cha mẹ nghiêm khắc và ít thể hiện tình cảm có thể khiến trẻ hình thành tâm lý chống đối...

Có phải bạn nghiêm khắc với con mình vì nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để chúng có kỷ...

7 dấu hiệu nhận biết trẻ bất ổn tâm lý, cha mẹ sớm nhận biết để bảo vệ con không...

Theo các nhà tâm lý học, trước khi làm điều dại dột, trẻ thường có biểu hiện, hành động bất...

3 nhóm màu mẹ cần loại bỏ khi chọn chăn ga cho trẻ nếu không muốn ảnh hưởng tới tâm...

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các màu sắc khác nhau có những tác động khác nhau đến tâm...

4 bức ảnh ‘chấn động’ MXH của mẹ bỉm, CĐM từ ‘cười ra nước mắt’ đến ‘sang chấn tâm lý’...

Ở nhà với các "tiểu giặc" vừa là niềm vui, nhưng nhiều khi đó cũng là nỗi "ám ảnh kinh...

Tin mới nhất

Nước dừa tốt hơn hay nước chanh tốt hơn trong ngày hè nóng nực: Dưới đây là cách uống đúng...

4 giờ trước

Quen thuộc ngay trong vườn nhà lại được ví là loại 'rau thuốc', tốt cho sức khỏe, được người Nhật...

4 giờ trước

Một loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột nhưng nhiều người vẫn không biết mà vứt bỏ: Là "thuốc"...

4 giờ trước

Cách làm kem cốm dẻo mịn thơm mát giải nhiệt ngày nóng

4 giờ trước

Bánh mì phomai ngon đúng điệu cả nhà đều thích

4 giờ trước

Ăn chuối để vui vẻ và khỏe tim?

11 giờ trước

Xào thịt bò lúc dầu nóng hay lạnh, nhiều người làm sai khiến thịt bò dai nhách, kém ngon

11 giờ trước

Cách làm gỏi dưa leo thanh mát giải nhiệt cho mùa hè

11 giờ trước

Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng hay lạnh, nhiều người làm sai khiến món ăn mất chất, 'ngậm' độc tố

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình