Phụ Nữ Sức Khỏe

Những điều cần biết về bệnh béo phì ở trẻ em

Cuộc sống hiện đại với điều kiện sống tốt kéo theo việc được ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống ít vận động thể lực đã làm tăng bệnh béo phì ở trẻ em. Dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ...

Bệnh béo phì là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa rằng bệnh béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng hay toàn bộ cơ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nói cách khác, béo phì ở người lớn cũng như bệnh béo phì ở trẻ em là hiện tượng cân nặng cao hơn mức bình thường tương ứng với chiều cao.

Đó chính là sự tích tụ bất thường và quá mức của các khối mỡ tại vùng mô mỡ và các tổ chức khác làm cơ thể bị tổn hại.

benh beo phi o tre em1
Tỷ lệ bệnh béo phì ở trẻ em ngày càng cao trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân gây bệnh béo phì

Bệnh béo phì ở trẻ em cũng như bệnh béo phì ở người lớn đều bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính dưới đây: 

1. Béo phì đơn thuần

Trẻ bị thừa cân do thay đổi mức cân bằng năng lượng trong cơ thể. Cụ thể là lượng thu vào tăng lên trong khi lượng tiêu hao giảm xuống. Chính vì vậy càng làm tăng tích  tụ mỡ trong cơ thể, nhất là ở khu vực bụng, mông, đùi và vai.

Dạng bệnh béo phì ở trẻ em do nguyên nhân đơn thuần thường gặp ở những trẻ háu ăn, ba mẹ lại ít cho con hoạt động dẫn đến giảm chuyển hoá thân nhiệt.

Điểm đặc biệt là trẻ béo phì thường cao hơn các trẻ khác ở lứa tuổi trước dậy thì. Nhưng lâu dài về sau, trẻ lại ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp hơn trẻ bình thường ở tuổi trưởng thành.

benh beo phi o tre em2
Bệnh béo phì ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng đa số do yếu tố dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet

Một điều cần lưu ý là trẻ béo phì đơn thuần lại thường mang tính di truyền từ gia đình. Những trẻ có bố mẹ hay ông bà bị béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì hơn. Và có thể tìm thấy gen gây béo (Leptin) trên cơ thể trẻ.

2. Béo phì do nội tiết

Bệnh béo phì ở trẻ em không chỉ bắt nguồn từ chế độ ăn uống hay di truyền mà còn do suy giáp trạng với những đặc điểm như béo toàn thân, lùn, da khô và bị thiểu năng trí tuệ.

Đầu tiên là béo do cường năng tuyến thượng thận (còn gọi là U nam hoá vỏ tượng thận). Cơ thể trẻ sẽ có tình trạng béo bụng, da đỏ có vết rạn, mặt có nhiều trứng cá, huyết áp tăng cao.

Thứ hai là béo phì do thiểu năng sinh dục. Bệnh này thường gặp trong 1 số hội chứng:  Prader-Willi béo bụng, trẻ lùn, thiểu năng trí tuệ và còn có chứng tinh hoàn ẩn.

Lorence Moon Biel lại là một hội chứng khác dẫn đến béo đều toàn thân, tiểu có màu nhạt, thừa ngón  chân, tay và hay có tật về mắt

Thứ ba là béo phì do các bệnh về não. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh béo phì ở trẻ em thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi hoặc xuất hiện sau di chứng viêm não.

Bệnh béo phì này thường đi kèm theo chứng thiểu năng trí tuệ hoặc có một số triệu chứng thần kinh khu trú.

Thứ tư là béo phì do dùng thuốc. Béo phì có thể xảy ra khi trẻ uống Corticoid kéo dài trong quá trình điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư.

Bệnh cũng hình thành do vô tình uống thuốc Đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị cách bệnh chàm, dị ứng và hen suyễn.

Biểu hiện của bệnh béo phì

Tình trạng bệnh béo phì cần được phát hiện sớm để có thể có hướng điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Cách đơn giản nhất chính là theo dõi biểu đồ tăng trưởng và chỉ số cân nặng theo chiều cao cũng như chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi.

benh beo phi o tre em3
BMI là một trong những tiêu chuẩn đánh giá bệnh béo phì ở trẻ em - Ảnh minh họa: Internet

Biểu đồ tăng trưởng: Tiến hành cân và đo chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh hàng tháng đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi. Với trẻ 12 tới 24 tháng tuổi thì tiến hành 2 tháng 1 lần.

Nếu trẻ tăng cân nhanh và cân nặng vượt quá đường cao nhất trên biểu đồ thì đã có nguy cơ béo phì nên cần đặc biệt theo dõi kỹ và đưa trẻ đi khám để mau phát hiện bệnh và điều trị.

Điểm cần lưu ý là cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thực hiện.

Nếu trẻ trên 2 tuổi thì cách tốt nhất là ba mẹ sử dụng chỉ số cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi để xác nhận và đánh giá tình trạng thừa cân béo phì.

Cân nặng lý tưởng của cơ thể người so với chiều cao (IBWH):

IBWH =(cân nặng đo được/Cân nặng trung bình so với chiều cao) x 100

Bệnh béo phì được xác nhận khi IBWH ≥ 120%

So sánh cân nặng với chiều cao: Béo phì xảy ra khi cân nặng so với chiều cao > + 2SD

Triệu chứng khác của bệnh béo phì ở trẻ em theo cách tính BMI

Chỉ số khối cơ thể (BMI)

BMI = Cân nặng (kg)/(Chiều cao x chiều cao) (m)

Trẻ em bị xem là thừa cân và béo phì khi chỉ số BMI theo tuổi lớn hơn 85%.

Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em

Hậu quả của bệnh béo phì ở trẻ em cũng giống như người lớn nhưng lại có phần nghiêm trọng hơn vì thời gian bệnh kéo dài và ảnh hưởng lớn tới nhiều cơ quan nội tiết, tinh thần của trẻ.

benh beo phi o tre em4
Thừa cân hay béo phì khiến bé gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

1. Tăng các yếu tố dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch

Bệnh béo phì ở trẻ em gây ra chứng rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin. Đây là những bệnh thường thấy ở trẻ em béo phì nhất.

Tình trạng rối loạn lipid máu xuất hiện liên quan tới việc ổ bụng bị tăng tích lũy mỡ.

Nghiêm trọng hơn khi những rối loạn lipid máu, huyết áp và insulin máu ở trẻ em còn bị kéo dài đến thời kỳ thanh niên.

2. Biến chứng gan

Các biến chứng về gan ở trẻ em bị béo phì đã được y học ghi nhận từ lâu. Phổ biến nhất là  gan nhiễm mỡ và triệu chứng tăng men gan (còn gọi là transaminase huyết thanh).

Ngoài ra, những bất thường trong men gan cũng liên quan mật thiết với bệnh sỏi mật. Tuy vậy bệnh này lại thường hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

3. Các bệnh về giải phẫu, xương khớp

Bệnh béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến các biến chứng về mặt giải phẫu. Do trọng lượng cơ thể tăng cao nên áp lực lên xương khớp trẻ quá lớn.

Tình trạng này kéo theo việc trẻ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên rất khó chịu.

4. Mắc bệnh gout

Ngoài ra, trẻ thừa cân cũng rất dễ mắc bệnh gout. Nghiêm trọng hơn là bệnh Blount. Đây là một dị dạng xương chày do cơ thể phát triển quá mạnh. Lúc này trẻ dễ bị bong gân mắt cá chân.

5. Bệnh lý hô hấp

Lượng mỡ thừa nhiều không kiểm soát được cũng có thể làm cho đường thở gặp nhiều khó khăn, thậm chí nặng hơn là tắc nghẽn hoàn toàn.

Vì thế người bị béo phì nói chung và trẻ con nói riêng khi gặp căn bệnh này rất dễ gặp chứng ngưng thở khi ngủ và hội chứng sụt giảm thông khí.

6. Bệnh lý tiêu hóa

Cơ thể tích lũy mỡ thừa quá mức về lâu dài sẽ gây ra các tình trạng vô cùng xấu cho sức khỏe như:

Phần quai ruột bị mỡ dư bám vào dễ gây táo bón. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Khi ăn không kiểm soát mà lại ít vận động sẽ khiến phân và các chất thải độc hại bị ứ động, từ đó sinh ra những chất dư thừa không tốt cho cơ thể. Điều này khiến cho bệnh ung thư đại tràng có cơ hội phát triển.

Ngoài ra, lượng mỡ dư tích tụ nhiều ngày ở gan còn gây nên bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Rối loạn chuyển hóa mỡ cũng góp phần quan trọng trong việc sinh ra sỏi mật.

7. Bất thường về da

Bệnh béo phì ở trẻ em còn gây nên nhiều bất thường về da như gai đen da, rạn da... ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ.

benh beo phi o tre em5
Thức ăn nhanh, chứa nhiều chất béo xấu làm cho cân nặng của trẻ tăng nhanh và khó kiểm soát - Ảnh minh họa: Internet

8. Những biến chứng khác

Các biến chứng khác như nghẽn đường thở khi ngủ và bệnh giả u não cũng là những tác hại của bệnh béo phì. Nghẽn thở khi ngủ là tác nhân tạo ra chứng thở quá chậm. Thậm chí ở những trường hợp nặng khiến người bệnh tử vong.

Còn bệnh giả u não lại là một bệnh hiếm gặp liên quan đến quá trình tăng áp suất trong sọ não. Đây là tác hại nặng nề của bệnh béo phì mà khi phát hiện bạn cần phải đi khám ngay.

9. Ảnh hưởng tâm lý xã hội

Bệnh béo phì ở trẻ em từ khi bắt đầu đã làm khổ trẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của trẻ. Đáng buồn hơn là chúng thường kéo dài cho đến hết thời gian thiếu niên.

Trẻ bị béo phì có chức năng tâm lý xã hội kém, thường mang thêm nhiều bệnh khiến tâm trạng không tốt, dễ cáu gắt, hay bi quan, khiến nhiều hoạt động bị ảnh hưởng.

Cách điều trị bệnh béo phì ở trẻ em

1. Xét nghiệm cận lâm sàng

Quá trình chữa bệnh béo phì nên được bắt đầu bằng các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán yếu tố nguy cơ và nguyên nhân chính xác nhất:

Lipid máu: để xác định cơ thể tăng Cholesterol, Triglyceride như thế nào.

Đường huyết: có tình trạng rối loạn đường huyết lúc đói hay không, rối loạn chuyển hóa đường hoặc đái tháo đường có xảy ra không.

Siêu âm bụng tổng quát để phát hiện gan nhiễm mỡ nếu có.

Định lượng nội tiết tố ở tuyến thượng thận, tuyến giáp và tuyến yên...

Chụp xét nghiệm sọ não.

Sau khi tiến hành xét nghiệm thì tùy thuộc nguyên nhân, độ tuổi và mức độ nặng hay nhẹ của bệnh béo phì ở trẻ em mà các bác sĩ sẽ xác định mục tiêu điều trị cho gia đình bệnh nhân.

benh beo phi o tre em6
Điều trị bệnh béo phì nên thực hiện ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh những hệ quả xấu về sau - Ảnh minh họa: Internet

2. Điều trị bằng thuốc

Bệnh béo phì ở trẻ em thường là do ăn uống thiên lệch, mất cân đối. Vì vậy việc điều trị bằng thuốc sẽ được xem xét để bổ sung thêm những dưỡng chất quan trọng còn thiếu như chất đạm, khoáng chất, omega3, vitamin, chất xơ,... tùy theo những trường hợp cụ thể và mức độ nặng nhẹ.

Bên cạnh đó việc dùng thuốc điều trị cũng giúp điều hòa lại những bất thường trong cơ thể trẻ. Điều này giúp chữa tận gốc nguyên nhân và biến chứng của béo phì.             

3. Thực đơn uống khoa học, vận động hợp lý

Việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hàng ngày một cách chặt chẽ và khoa học cũng như thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe.

Đây vừa là một phương pháp điều trị vừa là cách phòng bệnh béo phì ở trẻ em hiệu quả lại còn giúp trẻ đạt được mục tiêu giảm cân.

Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh là điều chỉnh thói quen ăn uống. Đầu tiên là ba mẹ, người thân phải lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho trẻ.

Bên cạnh đó nên khuyến khích trẻ tăng cường vận động thể lực, ít nhất 60 phút mỗi ngày.

benh beo phi o tre em7
Ba mẹ có con bị béo phì cần thiết kế khẩu phần ăn cho con khoa học và lành mạnh hơn - Ảnh minh họa: Internet

Có thể cho trẻ tự chọn các trò chơi và hoạt động thể dục thể thao như nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,... ưu tiên môn nào phù hợp với sở thích của trẻ.

Cần có biện pháp hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ những loại thực phẩm giàu năng lượng cho trẻ như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt,...

4. Can thiệp tích cực đa chuyên ngành

Để việc điều trị bệnh béo phì ở trẻ em đạt được kết quả tốt nhất, cần có sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên gia bao gồm các y bác sĩ, tiết chế viên về dinh dưỡng, chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên viên tư vấn vận động (huấn luyện viên).

Cách làm này là để kết hợp nhiều biện pháp nhằm đạt được mục tiêu thay đổi nhận thức, hành vi và lối sống của trẻ bên cạnh các giải pháp tiết chế ăn uống- vận động.

Làm được những điều trên thì không chỉ trẻ em mà người lớn cũng không còn phải thắc mắc để điều trị cũng như để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì nữa. Vì quá trình điều trị và phòng ngừa béo phì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

 
Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

Béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ

Béo phì ở trẻ em gây ra nhiều hậu quả nguy hại về mặt sức khỏe, làm giảm chất lượng...

Chăm sóc trẻ em sơ sinh vào mùa hè đúng cách và những điều mẹ nên làm

Chăm sóc trẻ em sơ sinh mùa hè luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm. Tuy nhiên làm...

Cách chăm sóc trẻ em bị sốt tưởng dễ mà không đơn giản

Nhiều chị em dù đã làm mẹ đôi lần nhưng vẫn còn lúng túng khi con bị sốt. Chính vì...

Trẻ em bị nổi mụn nước ở chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Một trong những triệu chứng ngoài da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đó chính là...

Trẻ 3 tháng mọc răng có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng trẻ 3 tháng mọc răng khiến nhiều cha mẹ lo lắng vì hiện tượng mọc răng xảy ra...

4 sai lầm của cha mẹ khiến trẻ chậm phát triển chiều cao

Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình được phát triển chiều cao tối đa. Tuy nhiên, có những hiểu...

Kinh nghiệm nuôi con: Cách xử lý tại nhà khi trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn

3 tuổi là giai đoạn trẻ đang phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên,...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 5 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 5 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 9 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình