Nội dung bài viết
Các giai đoạn mọc răng thông thường của trẻ
Theo tiêu chuẩn bình thường, trẻ em từ lúc mới sinh ra sẽ cần từ 6 - 8 tháng tuổi mới bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Chiếc răng đầu tiên sẽ là 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới.
Sau đó, những chiếc răng khác sẽ mọc tiếp dần cho đến khi trẻ được 30 tháng tuổi. Lúc này hàm răng của trẻ sẽ hoàn thiện với 20 cái. Như vậy, tình trạng trẻ 3 tháng mọc răng hoặc mọc răng ở tháng thứ 4 hoặc 5 sẽ được xem là mọc răng sớm.
Dấu hiệu giúp mẹ phát hiện trẻ 3 tháng mọc răng
Khi dồn sức và năng lượng cho việc mọc răng, cơ thể bé sẽ dễ bị mệt mỏi. Nhất là khi mọc răng sớm khi mới 3 tháng tuổi thì sẽ đi kèm những rối loạn dễ nhận biết sau đây:
Cơ thể bé mệt mỏi, hay quấy khóc, khó chịu và dễ bị kích động.
Bị chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.
Bé hay nghiến nướu hoặc gặm ngón tay.
Đường tiêu hóa bị rối loạn nhẹ như đi tiêu ra phân lỏng.
Sốt nhẹ.
Phần nướu của bé có thể bị sưng, tấy đỏ hoặc loét.
Đột nhiên ăn uống kém, sụt cân.
Những dấu hiệu này thường xuất hiện từ 3 - 5 ngày ở cơ thể bé, trước khi răng bắt đầu nhú lên và sẽ tự hết trong vòng 3 - 7 ngày.
Chăm sóc trẻ 3 tháng mọc răng
Khi trẻ 3 tháng mọc răng, bạn cần đặc biệt lưu ý đến biểu hiện của trẻ. Cụ thể là theo dõi xem trẻ có xuất hiện các dấu hiệu như chảy dãi, tiêu chảy, hay sốt không và thực hiện một số cách giảm đau đặc biệt.
Dưới đây là một số những cách giúp trẻ em 3 tháng mọc răng, trẻ 4 tháng mọc răng không bị đau. Điều này cũng sẽ giúp các mẹ đỡ lo hơn khi con chưa đến tuổi mà đã mọc răng.
Các mẹ có thể áp dụng hình thức bôi gel cho con để mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn khi răng bé bắt đầu nhú lợi.
Lưu ý là giai đoạn này chỉ nên cho trẻ ăn những thực phẩm có độ mềm, nhẹ nhàng và đừng quên chế biến thật kỹ trước khi cho bé ăn. Khi mọc răng, phần lợi sẽ đau và sưng khiến cho trẻ cảm thấy bữa ăn là nỗi ám ảnh.
Vì vậy, bạn đừng nên ép con ăn quá nhiều một lần, tốt nhất là chịu khó chia nhỏ bữa ăn, và mỗi bữa chỉ cho con ăn từng ít một. Điều này sẽ khiến con cảm thấy thoải mái hơn khi ăn.
Tăng cường cho con ăn những đồ ăn mát để làm dịu cảm giác đau nhức vì thức ăn mát còn giúp cho quá trình mọc răng diễn ra nhanh hơn, mau kết thúc cơn đau. Các mẹ cũng có thể massage nướu lợi sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Trong mỗi bữa ăn nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Những chất dinh dưỡng này giúp kích thích quá trình mọc răng, giúp răng mọc nhanh và chắc khỏe.
Một điều mà các mẹ phải luôn nhớ là vệ sinh răng miệng cẩn thận cho trẻ. Nhất là khi trẻ chảy nước dãi thì hãy lau ngay cho con bằng khăn ẩm và khăn khô mềm.
Khi trẻ vừa bú hoặc ăn xong, nhớ cho con uống nước lọc. Tốt nhất là dùng khăn mềm chuyên dụng để lau nướu cho trẻ để đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Khi trẻ 3 tháng mọc răng thường hay kèm theo những cơn sốt. Nếu thấy con sốt cao bạn nên đưa đến bác sĩ ngay để kiểm tra. Nếu con sốt nhẹ thì chỉ cần dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt lưu ý không để sốt quá cao vì sẽ dẫn đến tai biến và một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ như co giật, khó thở, tim đập nhanh…
Giai đoạn trẻ mọc răng chắc chắn là thời điểm mà các ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng vì trẻ ăn ít hơn và hay bị sốt kèm theo nhiều rối loạn khác về sức khỏe. Nhưng bạn không cần quá lo lắng và cần giữ bình tĩnh đế tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của con để có cách chăm sóc phù hợp.
Điều cần làm là xác định được những biểu hiện đó là hoàn toàn bình thường trong thời kỳ trẻ 3 tháng mọc răng và nên trang bị cho mình những kiến thức y tế để có thể cùng con vượt qua tuổi này một cách dễ dàng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ
Trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
Di truyền: Gen di truyền của gia đình có thể ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ. Nếu bố, mẹ hoặc người thân nào của trẻ mọc răng sớm thì trẻ cùng có khả năng thừa hưởng gen của gia đình mà mọc răng sớm hơn các trẻ khác, nhất là vào lúc 3 tháng tuổi.
Dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian mọc răng của trẻ. Vì nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì khả năng mọc răng quá chậm của trẻ sẽ ít hơn.
Vitamin D, canxi: Đây là hai dưỡng chất liên quan mật thiết đến quá trình mọc răng của trẻ. Có thể khẳng định trẻ mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào việc trẻ có bị thiếu vitamin D không.
Thiếu Vitamin D xảy ra khi trẻ sinh thiếu tháng, không được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời.... Tình trạng mọc răng không đúng tháng cũng có thể là do trẻ không được cung cấp đủ canxi.
Trẻ 3 tháng mọc răng có sao không?
1. Tình trạng trẻ 3 tháng mọc răng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc trẻ mọc răng sớm hay muộn so với thời gian trung bình mọc răng là việc hoàn toàn bình thường. Vì việc này có thể là vấn đề bẩm sinh.
Thậm chí có một số trường hợp, trẻ sơ sinh vừa ra đời đã có sẵn 1 - 2 chiếc răng nhưng cũng có khi trẻ đã hơn 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên.
Chính vì vậy mà phụ huynh đừng nên quá lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm, trẻ 3 tháng mọc răng hay 1 năm mới mọc răng mà nên quan tâm nhiều đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Vì quan trọng hơn là để răng của trẻ mọc lên không bị dị dạng mà luôn chắc khỏe.
Dù mọc răng sớm hay muộn không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển bình thường của cơ thể của trẻ nhưng bố mẹ vẫn nên đưa con đi khám để được chụp X-Quang răng.
Vì cách này giúp kiểm tra các vấn đề răng miệng của con ngay từ khi bắt đầu mọc răng, có thể phát hiện sớm các bất thường khác để có điều chỉnh thích hợp.
2. Bé 3 tháng mọc răng hàm
Trong quy trình mọc răng bình thường của trẻ, chiếc răng hàm đầu tiên sẽ mọc trong khoảng thời gian từ 13 tháng - 19 tháng đối với hàm trên và trong khoảng thời gian từ 14 tháng - 18 tháng đối với răng hàm dưới. Chiếc răng hàm thứ 2 của trẻ sẽ xuất hiện trong khoảng 25 - 33 tháng tuổi tiếp theo đối với hàm trên và 23 - 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới.
Răng hàm của bé chính là răng hàm sữa. Chính vì vậy mà chiếc răng này sẽ tồn tại cùng với quá trình trưởng thành của trẻ cho đến năm 6 tuổi. Từ lúc 6 tuổi trở đi răng hàm cũng như răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên cũng có một số trẻ 3 tháng mọc răng hàm và điều này khiến một số ba mẹ lo lắng vì không diễn ra như bình thường. Tuy nhiên điều này không gây ảnh hưởng nhiều đến bé nên bạn có thể yên tâm và chăm sóc bé bình thường.
Một vài dấu hiệu dưới đây báo trước trẻ mọc răng hàm mà ba mẹ cần nắm được để có cách chăm sóc con em mình sao cho phù hợp:
Trẻ bị chảy nước dãi nhiều.
Xuất hiện cơn sốt nhẹ.
Hay quấy khóc.
Thích nhai, thích cắn nhiều hơn bình thường, bất cứ vật dụng nào trong tầm tay trẻ đều muốn cho vào miệng cắn.
Nướu trẻ sưng to, đỏ.
Chán ăn, bỏ ăn dẫn đến sụt cân nhẹ.
Thường thức đêm không ngủ.
Tiêu chảy nhẹ.
3. Trẻ 3 tháng mọc nanh sữa
Hiện tượng trẻ 3 tháng mọc răng nanh sữa hay còn gọi là nang lá răng, dân gian có tên khác là “đẹn”. Biểu hiện thường thấy là niêm mạc ở lợi của bé nổi nhiều mụn màu trắng, hoặc vàng, kích thước từ 2 – 3 mmm.
Rất nhiều mẹ khi thấy trẻ mọc mụn trắng ở lợi thì cho rằng con thừa canxi hoặc do cặn sữa bám lại. Nhưng thực chất, đây chỉ là một dạng tổn thương lành tính và ít gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt chúng sẽ tự hết từ 2 – 5 tuần sau.
Cách chăm sóc trẻ mọc răng nanh sữa
Ba mẹ có thể giảm sự khó chịu cho trẻ bằng cách cho trẻ bú vật mềm như ti giả, vòng mọc răng để trẻ cắn.
Nếu con sốt nhẹ chỉ cần lau nước ấm và bổ sung thêm nước.
Nếu thấy trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên thì bạn nên dùng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol với liều lượng 10 - 15 mg/kg cân nặng. Cứ 4 – 6 giờ thì cho con uống một lần.
Đừng quên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú và sau khi ăn.
Lưu ý cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm. Tránh dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì gây hại đến răng. Bên cạnh đó cần bổ sung hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày cho bé.
Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt bằng cách lau sạch nước dãi chảy quanh miệng. Dùng khăn mềm, sạch lau phần nướu của bé, nhất là sau khi cho trẻ bú và ăn. Tốt nhất là dùng miếng gạc hoặc vải mềm sạch quấn quanh ngón tay trỏ và tiến hành lau nhẹ nhàng cho bé.