Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ em bị nổi mụn nước ở chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Một trong những triệu chứng ngoài da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đó chính là nổi mụn nước. Theo bác sĩ, trẻ em bị nổi mụn nước ở chân tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý truyền nhiễm trong đó có các bệnh khá nguy hiểm. Tùy từng nguyên nhân mà sẽ có cách điều trị thích hợp cho trẻ.

Triệu chứng trẻ bị mụn nước

Đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều có hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa hoàn thiện nên rất non nớt, chính vì thế con có thể gặp phải rất nhiều vấn đề ngoài da nếu mẹ không bảo vệ con cẩn thận.

Trẻ em bị nổi mụn nước ở chân, tay hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đôi khi xuất hiện ở cả mặt và mông của bé. Các nốt mụn nước thường rất nhỏ, mọc riêng rẽ hoặc thành từng cụm. 

tre em bi noi mun nuoc o chan 6
Mụn nước chứa chất lỏng trong suốt hoặc màu vàng nhạt - Ảnh minh họa: Internet

Bên trong chứa chất lỏng trong suốt hoặc màu vàng nhạt, nặng hơn có thể xuất hiện mủ và máu. Vùng da gần nơi có mụn nước cũng thường ửng đỏ lên và gây nóng rát cho trẻ.

Các nốt mụn nước trên da trẻ rất dễ vỡ, khi vỡ ra sẽ khô dần, đóng vảy và bung ra. Tương tự như các bệnh ngoài da ở trẻ khác, mụn nước thường làm bé rất khó chịu, gây ngứa ngáy. Khi bé vô tình làm vỡ mụn thì tình trạng viêm nhiễm sẽ nặng hơn.

Phần lớn các trường hợp mụn nước ở trẻ thường tự biến mất sau 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý với những trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở tay chân do vi khuẩn, virus xâm nhập, lúc này sức đề kháng của bé còn khá yếu nên sẽ tạo điều kiện để các loại virus, vi khuẩn này tấn công vào máu gây nên tình trạng nhiễm trùng máu.

Nguyên nhân trẻ em bị nổi mụn nước

Bệnh tay chân miệng

Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh.

Ban đầu trẻ sẽ bị phát ban. Sau đó trẻ em bị nổi mụn nước ở chân, tay, miệng, mông với thứ tự lần lượt… Đặc trưng là trẻ mọc mụn nước ở chân không ngứa và biến mất dần sau khi vỡ ra.

Trẻ bị tay chân miệng sẽ có những triệu chứng kèm theo như sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, tiêu chảy và biếng ăn.

tre em bi noi mun nuoc o chan 5
Các nốt mụn nước trên da trẻ rất dễ vỡ - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh tay chân miệng diễn biến khá phức tạp, nếu nhiễm trùng nặng sẽ cần đến sự hỗ trợ từ thuốc giảm sốt, giảm đau và cách ly, chăm sóc trẻ trong môi trường sạch sẽ.

Trường hợp không được xử trí kịp thời và đúng đắn có thể gây nên các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp và nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Thủy đậu (trái rạ)

Thủy đậu là bệnh ngoài da lành tính nhưng dễ bị truyền nhiễm, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc đường hô hấp.

Đầu tiên trẻ em bị nổi mụn nước ở chân, tay, mặt, lưng… sau đó lan ra toàn thân và kèm theo triệu chứng đau đầu, sốt kéo dài, buồn nôn và mệt mỏi. Trẻ khi bị thủy đậu sẽ mọc mụn nước ở chân và ngứa rất nhiều.

Xuất hiện 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh đột ngột và kéo dài  7 – 10 ngày nếu không có biến chứng.

tre em bi noi mun nuoc o chan 4
Mụn nước thường làm bé rất khó chịu, gây ngứa ngáy - Ảnh minh họa: Internet

Nếu được chăm sóc và bôi thuốc chống nhiễm trùng thì bệnh sẽ không để lại sẹo nhưng nếu bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác thì mụn nước khi lành có thể để lại sẹo.

Để điều trị cho trẻ bị thủy đậu, bác sĩ sẽ tùy vào mức độ bệnh mà cho bé uống vitamin C, chấm dung dịch xanh methylen vào nốt mụn để chống nhiễm trùng.

Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở ở trẻ tương tự như các bệnh về da khác như chàm, côn trùng cắn khiến da bị tổn thương và nổi mụn nước.

Dấu hiệu là các nốt mụn đỏ, có chứa nước vàng bên trong xuất hiện trên miệng, trên bàn tay và bàn chân. Mụn khiến trẻ đau nhức và ngứa, trường hợp nặng có thể sưng hạch bạch tuyết gần vị trí bị nhiễm trùng.

Mẹ cần đặc biệt lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương và dùng thuốc mỡ kháng khuẩn để tránh lây nhiễm.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay là cách gọi khác của một trong những dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa hoặc các thành phần trong sữa mẹ, thức ăn dặm. Các dấu hiệu có thể là trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Để chữa trị, mẹ cần xác định những yếu tố kích ứng là nguyên nhân gây bệnh. Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, có thể dùng các loại thuốc kháng Histamin để giảm ngứa và giảm phản ứng dị ứng, thuốc bôi da bôi Corticosteroid để phòng ngừa nhiễm khuẩn.

Côn trùng cắn

Làn da trẻ nhỏ rất mẫn cảm nên chỉ một vết côn trùng cắn cũng có thể gây tấy đỏ, một số trường hợp da trẻ em bị nổi mụn nước ở chân tay, hoặc lớn hơn như bóng nước hoặc các nốt dạng hạch lympho.

Các nốt mụn sẽ nhanh chóng tự biến mất, để trẻ không bị nhiễm trùng da thì mẹ có thể dùng thuốc bôi da trị côn trùng, thuốc kháng Histamin để giảm ngứa.

Trường hợp trẻ có phản ứng lạ hoặc bị nôn mửa, co giật cha mẹ cần đưa ngay đi cấp cứu ngay.

Cần làm gì khi trẻ bị nổi mụn nước?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nổi mụn nước có rất nhiều, chính vì thế cha mẹ cần phải chú ý đến các biện pháp cũng như chăm sóc hợp lý để tránh được những nguy hại không đáng có đối với sức khỏe của con.

tre em bi noi mun nuoc o chan 3
Khi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị nổi mụn nước, cha mẹ hãy cố gắng giữ gì vệ sinh sạch cho bé  -Ảnh minh họa: Internet

Nếu trẻ bị nổi mụn nước mà nguyên nhân không phải do côn trùng cắn hay bị bỏng và trẻ có kèm theo các dấu hiệu như: Sốt cao, mụn nước nổi ở diện rộng và có dấu hiệu ngày càng gia tăng thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng.

Tuyệt đối không sử dụng các phương pháp tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo kinh nghiệm dân gian vì phần lớn các cách trên đều chưa được khoa học kiểm chứng, dễ gây nguy hiểm đến sức khỏe và làn da của trẻ.

tre em bi noi mun nuoc o chan 2
Không nên ủ ấm trẻ quá nhiều vì dễ gây nóng bức và kích ứng da - Ảnh minh họa: Internet

Bạn nên sớm đưa trẻ thăm khám trong các trường hợp sau:

  • Tình trạng mụn ngứa không tự biến mất sau vài ngày.
  • Xuất hiện dịch mủ hay tình trạng viêm nhiễm.
  • Da trẻ bị khô ráp, bong tróc thậm chí là nứt nẻ.
  • Các vết mụn có xu hướng lan nhanh sang vùng da khỏe mạnh.
  • Kèm theo các biểu hiện toàn thân như sốt, chán ăn, quấy khóc…

Những lưu ý cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị nổi mụn nước

Khi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị nổi mụn nước, cha mẹ hãy cố gắng giữ gì vệ sinh sạch cho bé bằng cách tắm cho trẻ bằng nước ấm, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

tre em bi noi mun nuoc o chan 1
Tuyệt đối không để trẻ gãi nốt mụn nước - Ảnh minh họa: Internet

Khi tắm hoặc lau rửa cần phải hết sức nhẹ nhàng để tránh gây vỡ mụn nước.

Không nên ủ ấm trẻ quá nhiều vì dễ gây nóng bức và kích ứng da của trẻ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi thoải mái, chất liệu vải có thể thấm hút mồ hôi tốt.

Tuyệt đối không để trẻ gãi nốt mụn nước. Mụn nước gây ra tình trạng ngứa. Nhưng khi bé gãi chúng sẽ vỡ ra, khiến vi khuẩn trong các bọng nước có điều kiện lây lan ra vùng da khác.

Trước và sau khi thoa thuốc lên vết mụn nước ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo chỉ định của bác sĩ, người chăm sóc cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng kháng khuẩn.

Tóm lại, trẻ em bị nổi mụn nước ở chân, tay, toàn thân không phải là tình trạng hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh có thể đơn giản nhưng cũng có thể nguy hiểm, gây nhiều bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy nên quan trọng nhất vẫn là phát hiện kịp thời, đưa trẻ đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Bé tăng cân, dậy thì sớm vì thói quen của mẹ

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Medlatec Hà Nội đã tiếp nhận bé gái 11 tuổi bị hội chứng cushing...

Hai bé sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B do rối loạn chuyển hóa: Căn...

Nguyên nhân hai bé gái sơ sinh chào đời tại Nghệ An tử vong do tiêm vắc xin được xác...

Mẹ đã biết trẻ bị ho nên ăn cháo gì cho nhanh khỏi bệnh?

Trẻ bị ho thường dẫn đến những hậu quả xấu như nôn, ói, đau họng, mất ngủ, khó thở, không...

Phụ huynh cần nắm rõ những điều này khi chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi đã có thể bắt đầu một thói quen ngủ - thức theo một lịch trình nhất...

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để nhanh chóng bình phục?

Không phải cha mẹ nào cũng biết cách xử lý khi con bị rối loạn tiêu hóa. Bài viết sẽ...

Cha mẹ có biết trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì?

Hơi thở có mùi hôi đem đến nhiều sự phiền nhiễu cho tất cả mọi người, đặc biệt là một...

Thực phẩm dễ khiến trẻ dậy thì sớm

Trẻ ăn nhiều thịt, protein, thực phẩm chiên rán, chất bảo quản, lạm dụng thuốc bổ có thể dẫn đến...

Tin mới nhất

Vợ ra tòa với trang phục nổi bật, trang điểm cẩn thận, làm tóc điệu đà khiến chồng hốt hoảng...

17 phút trước

Nhận tin nhắn từ một số điện thoại lạ, trong tin nhắn chỉ có duy nhất một tấm hình đám...

1 giờ trước

Ngày tái hôn, cả nhà chồng cũ bỗng xuất hiện, mẹ chồng còn giật mic của MC, khiến cả hội...

2 giờ trước

Đêm tân hôn vừa chạm vào mái tóc thì chồng tôi méo mặt, còn tôi hét lên thất thanh thì...

3 giờ trước

Bố chồng đòi tổ chức sinh nhật trong nhà hàng làm cả nhà ai nấy ngỡ ngàng, càng sốc hơn...

4 giờ trước

Chê vợ nhạt nhẽo, chồng bất ngờ đặt đồ ngủ mỏng tanh về nhà, biết người tư vấn tôi sốc...

5 giờ trước

Thấy chồng mua que thử thai rồi giấu diếm cất đi, tôi làm ầm ĩ nhưng bỗng "quê mặt" khi...

6 giờ trước

Tình cờ gặp lại nhân tình của chồng bế con trai, khi thấy gương mặt của đứa trẻ, tôi quay...

7 giờ trước

Thấy phòng bố chồng có mùi lạ, vừa đẩy cánh cửa phòng ra, tôi hốt hoảng nhìn thấy cảnh tượng...

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình