Phụ Nữ Sức Khỏe

Nhiều người mắc sốt xuất huyết do chủ quan

Dịch sốt xuất huyết tại TP.HCM đang gia tăng mạnh và đã có 7 trường hợp tử vong. Điều đáng nói, đa số các bệnh nhân tử vong đều là người lớn (5 người lớn và 2 thiếu niên) do tâm lý chủ quan.

Hơn 40% số ca mắc bệnh là người lớn

Theo ngành y tế TP.HCM, từ tháng 6, số ca nhập viện do sốt xuất huyết đã bắt đầu gia tăng, trong đó có nhiều ca bệnh nặng. Tại khoa Nhiễm D của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, số bệnh nhân nằm điều trị tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh số lượng bệnh nhân tăng, số ca nhập viện có chuyển biến nặng phải truyền dịch, dùng máy cũng tăng.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận hơn 31.787 ca sốt xuất huyết, tăng 165% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng trong tháng 7, số ca sốt xuất huyết được ghi nhận là 6.456 ca, tăng 123% so với tháng 6, trong đó có 3.696 ca nội trú và 2.760 ca ngoại trú.

Người lớn mắc bệnh sốt xuất huyết thường có tâm lý chủ quan nên bệnh dễ tiến triển nặng. Ảnh: Đan Phương.

Trước đây, bệnh sốt xuất huyết thường được cho là bệnh của trẻ em, tuy nhiên những năm gần đây, số ca bệnh là người lớn tăng khá rõ, chiếm 40% tổng số ca bệnh. Theo các bác sĩ, người lớn mắc bệnh thường có tâm lý chủ quan, không theo dõi sát diễn biến, không đi khám bệnh để được bác sỹ hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà trong khi bệnh có thể trở nặng rất nhanh và rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết biến chứng nặng nhất của sốt xuất huyết ở người lớn là biểu hiện sốc - là giai đoạn nặng nhất. Ngoài ra, còn có tình trạng xuất huyết tiêu hóa, nôn ói ra máu hoặc là đi tiêu ra máu, nặng hơn nữa là sốt xuất huyết thể não hoặc là suy đa cơ quan.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hảo, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu chống độc người lớn bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết khoa chủ yếu tiếp nhận những bệnh nhân nặng từ tuyến dưới hay các tỉnh chuyển lên, trong đó có những bệnh nhân bị tổn thương gan nặng, vàng da hoặc có trường hợp bị viêm não gây rối loạn thị giác, co giật.

“Người dân trong thời điểm này nếu có sốt thì nên đi khám tại cơ sở y tế để sớm xác định bệnh và theo dõi chặt chẽ. Việc phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh đúng trong mùa này rất quan trọng”, bác sĩ Hảo cảnh báo.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM khuyến cáo: Để không bị sốt xuất huyết, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt muỗi và không để muỗi chích như dùng bình xịt muỗi, bôi kem chống muỗi, ngủ mùng; súc rửa hồ, phuy, lu, xô chứa nước; đậy kín nắp lu, hồ, phuy... khi không sử dụng; thường xuyên tìm và xử lý các nơi, đồ vật có thể bị đọng nước trong và xung quanh nhà.

Đặc biệt, người có triệu chứng sốt nên đến các cơ sở y tế để được bác sỹ khám và hướng dẫn theo dõi tại nhà, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ. Nếu thấy một trong các dấu hiệu như lừ đừ, mệt mỏi, chân tay lạnh, nôn ói nhiều, đau bụng, xuất huyết... thì phải đến ngay bệnh viện.

Tăng cường các hoạt động phòng bệnh

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại TP.HCM. Ảnh: Đan Phương.

Trước diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, ngành y tế TP.HCM đã thực hiện việc kiểm tra, giám sát, phun thuốc trừ muỗi và đẩy mạnh tuyên truyền cách thức phòng chống dịch bệnh đến người dân ở từng khu phố, cụm dân cư.

Sở Y tế TP.HCM cũng đã chỉ đạo các bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, phân loại bệnh nhân, xác định phác đồ điều trị phù hợp từng giai đoạn của bệnh; hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới theo khu vực đã phân công trong điều trị và dập dịch sốt xuất huyết.

Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các Trung tâm y tế quận, huyện khẩn trương tiến hành các biện pháp kiểm soát sốt xuất huyết, đã gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân các quận, huyện để phối hợp tổ chức các hoạt động kiểm soát sốt xuất huyết tại từng địa phương; phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục – Đào tạo tổ chức các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết trong cộng đồng và các cơ quan tổ chức; giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật tham mưu tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng và chiến dịch truyền thông trên toàn thành phố. 

Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, nếu không có những giải pháp quyết liệt, sốt xuất huyết sẽ gia tăng rất nhiều trong năm nay. "Tại TP.HCM, các hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết luôn là các hoạt động cốt lõi của kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm hàng năm với thông điệp xuyên suốt là “Không lăng quăng, không muỗi, không sốt xuất huyết”.

Tuy nhiên để kiểm soát được lăng quăng và muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thì phải xuất phát từ những hành động cụ thể của từng người, từng gia đình, từng cơ quan, công sở", ông Nguyễn Trí Dũng cho biết.

Để hạn chế ca mắc, tử vong và khống chế dịch sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa ban hành Chỉ thị tăng cường phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã ký quyết định thành lập 8 đoàn công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố trọng điểm như: Khánh Hòa, Bình Thuận, TP.HCM, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh.

Theo Đan Phương/Thế Giới Tiếp Thị

Tin liên quan

Dấu hiệu sốt xuất huyết: Cách nhận biết và chữa trị hiệu quả

Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính và có thể gây thành dịch bệnh....

Bệnh sốt xuất huyết: Bác sĩ lưu ý khi nào nên nhập viện?

Bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, có không ít trường hợp do chủ quan mà gây ...

Bệnh sốt xuất huyết vào mùa: Bác sĩ chỉ ra những điều cần biết để phòng và chăm sóc đúng...

Thời điểm hiện tại đang là mùa cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết. Việc nhận biết sớm...

Sốt siêu vi là gì, có lây không, có nguy hiểm không?

Sốt siêu vi là căn bệnh rất khó phòng tránh, điều trị nếu bạn không nắm vững những kiến thức...

'Căng mình' chống dịch sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và diễn biến rất phức tạp ở khắp các tỉnh, thành trên cả...

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Cần nhập viện khi thấy người bứt rứt, đau bụng, da lạnh, vã mồ hôi, tím tái, chảy máu mũi,...

Sốt siêu vi – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốt siêu vi với người lớn là căn bệnh không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhưng...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 5 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 5 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 9 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 9 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình