Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu sốt xuất huyết: Cách nhận biết và chữa trị hiệu quả

Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính và có thể gây thành dịch bệnh. Tìm hiểu những dấu hiệu sốt xuất huyết thường gặp và cách chữa trị sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả.

Cách nhận biết các dấu hiệu sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một loại bệnh do virus có tên Dengue gây ra. Virus Dengue từ muỗi vằn truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây nên những cơn đau nhức rất trầm trọng ở cả cơ và khớp.

Dấu hiệu của sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ có những biểu hiện như sốt cao, phát ban, gây đau nhức cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết nếu tiến triển thành mức độ nặng hơn sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây chảy máu nặng thậm chí giảm huyết áp đột ngột (sốc) rồi tử vong ngay.

dau hieu sot xuat huyet 1

Dấu hiệu sốt xuất huyết khá dễ nhận biết nhưng phải theo dõi để tránh nhầm lẫn - Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu sốt xuất huyết qua các cấp độ bệnh sốt xuất huyết phổ biến

Có ba loại bệnh sốt xuất huyết thường gặp là: sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ), sốt xuất huyết nặng gây chảy máu và sốt xuất huyết dengue nặng nhất (hội chứng sốc dengue).

Sốt xuất huyết cổ điển ở thể nhẹ

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết của người lần đầu tiên mắc bệnh sẽ biểu hiện ở các triệu chứng điển hình và chưa hoặc không có biến chứng. Bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu với cơn sốt dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị muỗi truyền bệnh.

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em còn thể hiện ở các triệu chứng như: Sốt cao lên đến 40 đến 50 độ C, nhức đầu nghiêm trọng, đau nhiều ở phía sau mắt, đau khớp và cơ,... Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết còn có chứng buồn nôn và ói mửa hoặc phát ban khắp người.

Dấu hiệu sốt xuất huyết thể nặng

Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết nặng bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo những tổn thương ở phần mạch máu và mạch bạch huyết. Chính vì vậy, người bệnh sẽ bị chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue

Chứng sốt xuất huyết Dengue là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, lúc này huyết tương sẽ thoát khỏi mạch máu gây chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể rồi dẫn đến sốc (huyết áp thấp).

dau hieu sot xuat huyet 2
Sốt xuất huyết Dengue là dạng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết - Ảnh minh họa: Internet

 Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên do vi rút truyền từ người bệnh sang người lành bằng đường muỗi đốt. Cụ thể là loại muỗi Aedes aegypti. Đây là loài côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu nhất. Bệnh sốt xuất huyết Dengue xảy ra quanh năm, và hay tăng đột biến vào mùa mưa.

Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh. Loại bệnh sốt xuất huyết này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng thứ hai hay thứ ba trở đi, khi cơ thể bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại virus kháng nguyên. Bệnh sốt xuất huyết lúc này thường biểu hiện nặng đột ngột sau từ 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt).

Nhiều người hay nhầm đây là những dấu hiệu hết sốt xuất huyết. Nhưng thực chất đây lại là mức độ cực kỳ nguy hiểm của bệnh. Dạng bệnh thế này có thể gây tử vong rất nhanh, nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi phát hiện dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thì phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để trị bệnh kịp thời, ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng hơn.

dau hieu sot xuat huyet 3
Sốt xuất huyết ở trẻ em có nhiều biến chứng khó lường nên cần theo dõi kỹ - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa trị hiệu quả sau khi phát hiện dấu hiệu sốt xuất huyết 

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết khá khó khăn vì có thể gây nhầm lẫn với những bệnh khác như bệnh sốt rét, bệnh do leptospira và sốt thương hàn. Tuy nhiên nếu theo dõi và ghi nhớ kỹ các dấu hiệu sốt xuất huyết thì bạn vẫn có thể phát hiện được bệnh. Từ đó có liệu trình điều trị đúng cách để nhanh chóng hết bệnh.

Đặc biệt là nếu bạn mắc bệnh sau khi đi du lịch vào thời gian gần đây, thì ngoài việc mô tả chi tiết các dấu hiệu cũng cần báo thêm cho bác sĩ biết bạn đã đi đến đâu, ở đâu vào những ngày nào và trong thời gian lưu trú ở đó có bị muỗi chích hay không.

Sau đây là một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện mức độ từ nhẹ đến nặng của bệnh sốt xuất huyết:

Điện giải đồ

Khí máu

Chức năng đông máu

Men gan

X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi.

Khi người bệnh nghi ngờ mắc sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo như : Đau bụng, lừ đừ, li bì, bứt rứt, nôn ói, xuất huyết niêm mạc, đau bụng vùng hạ sườn phải nhất là khi phát hiện dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ béo phì thì cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để được bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời để có kết quả tốt hơn tránh nhập viện trong tình trạng trụy mạch.

Sốt xuất huyết là loại bệnh không có phương pháp điều trị đặc hiệu hay cụ thể. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng hơn 2 tuần. Khi phát hiện những dấu hiệu sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ đến thăm khám và tiến hành điều trị để tránh những biến chứng nặng xảy ra cho bạn sau này.

Phương pháp phổ biến nhất là nên nghỉ ngơi tại giường và uống nhiều nước, sau đó dùng thêm một số loại thuốc để giảm sốt cho bạn như paracetamol (Tylenol®, Panadol®) đồng thời đơn thuốc do bác sĩ kê toa này có thể thêm vào thuốc giảm đau cơ khớp.

Bạn đặc biệt nên tránh các thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium vì chúng có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu rất nguy hiểm như xuất huyết, toan máu.

Bệnh sốt xuất huyết có thể có những diễn biến bất ngờ phức tạp trong nhiều trường hợp, thậm chí còn gây sốc hoặc chảy máu nghiêm trọng nên khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sốt xuất huyết nặng nào, bạn cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Phần lớn các trường hợp sốt xuất huyết từ nhẹ đến vừa phải đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế thích hợp, chủ yếu là điều trị theo triệu chứng và cực kỳ chặt chẽ để xử lý kịp thời khi có triệu chứng nặng

dau hieu sot xuat huyet 4
Khi phát hiện dấu hiệu sốt xuất huyết phải nhanh chóng có liệu trình điều trị phù hợp - Ảnh minh họa: Internet

Điều trị sốt xuất huyết theo triệu chứng: Nếu sốt cao hơn 39 độ C thì cần cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm để cơ thể thoáng và được hạ nhiệt. Chỉ được dùng thuốc hạ nhiệt là paracetamol đơn chất với liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/lần, các liều cách nhau mỗi 4-6 giờ. Đặc biệt tổng số liều paracetamol không được quá 60mg/kg cân nặng/24h.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết bằng cách bù dịch sớm bằng đường uống: Phương pháp này khuyên người người bệnh nên uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội hoặc nước trái cây như nước dừa, cam, chanh,…

Cũng có thể dùng nước cháo loãng với muối. Tùy theo các cấp độ cụ thể mà bệnh nhân có thể điều trị tại nhà hay phải được nhập viện điều trị theo phác đồ của bộ y tế.

Những biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh không quá khó điều trị nhưng lại thường có dấu hiệu dễ bị nhầm với bệnh khác, lại xuất hiện nhiều biến chứng bất ngờ khiến người bệnh khó trở tay kịp nên "phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh".

dau hieu sot xuat huyet 5
Cần có những biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết chủ yếu là tránh bị muỗi đốt, diệt lăng quăng, diệt muỗi trưởng thành để ngăn chặn đường khởi phát của bệnh.

Nếu ở vùng nhiều muỗi vào mùa mưa thì cần mặc quần áo rộng, ưu tiên chọn quần dài, áo sơ mi dài tay, mang vớ và giày để tránh muỗi cắn. Đặc biệt là nên ngủ trong màn chống muỗi, kể cả ban ngày. Môi trường sống xung quanh nên được dọn dẹp, phát quang, dọn sạch các vũng nước đọng, bụi cây, góc tối… 

Thanh Giang (T.H)

Tin liên quan

Đừng chủ quan với các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt

Bệnh viêm đại tràng co thắt còn có tên gọi khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng...

Vì sao bạn béo hơn người khác?

Các nhà khoa học Na Uy nghiên cứu hơn 100.000 người trong 40 năm, kết luận béo phì là do...

Rối loạn thần kinh thực vật tác động như thế nào đến sức khỏe của người bệnh?

Rối loạn thần kinh thực vật đã được nhắc đến vào những năm cuối của thế kỷ 19 và đầu...

Những bệnh phụ khoa thường gặp và cách phòng tránh hiệu quả

Hầu như mọi phụ nữ đều sẽ ít nhất một lần mắc bệnh phụ khoa trong đời. Nhiều bệnh có...

Khố u khổng lồ 'làm khó' các bác sĩ ở bệnh viên Ung bướu thực hiện như thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) cho biết các bác sĩ đã...

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản theo dân gian

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà là phương pháp đang được rất nhiều người mắc bệnh trĩ hiện nay quan...

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái và cách xử lý thích hợp cho người bệnh

Đau bụng dưới bên trái là một tình huống rất thường gặp, nhưng triệu chứng này có phải là biểu...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 11 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình