Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt siêu vi là gì, có lây không, có nguy hiểm không?

Sốt siêu vi là căn bệnh rất khó phòng tránh, điều trị nếu bạn không nắm vững những kiến thức về bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có kiến thức hiểu biết về bệnh một cách chi tiết.

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi là tình trạng sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày và không gây nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến tử vong, nhất là đối với trẻ em. Người bệnh thường có những triệu chứng biểu hiện như đau mỏi cơ thể, bề mặt da nổi mề đay và đau đầu. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em và người già do nguyên nhân hệ miễn dịch suy giảm.

sot sieu vi anh 1
Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em và người già do nguyên nhân hệ miễn dịch suy giảm

Dấu hiệu sốt siêu vi ở người lớn

Sốt cao

Sốt cao thường từ 38-39°C, thậm chí có thể lên đến 40-41°C, kèm theo cảm giác nóng, lạnh và co giật người.

sot sieu vi anh 2
Sốt cao

Đau nhức

Người bệnh thường có dấu hiệu quay cuồng đầu óc, cơn nhức đầu dữ dội, choáng váng, có cảm giác thái dương đập mạnh.

Với trẻ nhỏ, có thể thấy đau đầu nhưng vẫn giữ được sự tỉnh táo...Hoặc bé có các triệu chứng như chảy mủ tai hoặc tai có chất nhầy và ngứa hơn lúc bình thường.

Viêm đường hô hấp

Triệu chứng sốt siêu vi đó là viêm đường hô hấp với các biểu hiện như viêm họng, rát họng, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi, họng đỏ có thể sưng tấy.…

Nôn mửa

Sốt siêu vi ở người lớn thường có dấu hiệu nôn mửa. Thường là nôn sau bữa ăn hoặc nôn khan, chủ yếu do viêm họng, kích thích chất nhầy.

Viêm hạch bạch huyết

Thường bởi bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là các hạch ở vùng đầu, cổ, mặt dưới hàm. Thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy được.

Phát ban

Xuất hiện sau 2 – 3 ngày sốt, xuất hiện những chấm ban đỏ li ti, ngứa ngáy ở bàn tay, bàn chân. Triệu chứng này sẽ càng rõ rệt và nhiều hơn sau 1 – 2 ngày.

Rối loạn tiêu hóa: Đi tiêu phân lỏng hoặc nhầy.

Sốt siêu vi do virus đường tiêu hóa thì sẽ dễ gặp triệu chứng này với những đặc điểm là đại tiện lỏng (tiêu chảy), không có máu nhưng có chất nhầy.

Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em

Các biểu hiện chung khi trẻ bị sốt siêu vi:

- Sốt kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 - 40 độ C.

- Sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi.

- Chán ăn, mệt mỏi.

- Quấy khóc nhiều, bỏ bú ở trẻ nhỏ.

- Đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy ở trẻ lớn.

Ngoài ra trẻ có thể nhiễm phải các triệu chứng đặc trưng khác như:

sot sieu vi anh 3
Trẻ bị nổi ban

- Chảy nước mắt, mắt đỏ, có ghèn.

- Buồn nôn, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da,...

- Nổi ban hoặc bọng nước.

Sốt siêu vi có lây không?

Câu trả lời là . Vậy, sốt siêu vi lây qua đường nào?

Bệnh có thể lây từ người sang người. Chủ yếu lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa với các hoạt động như ăn uống, giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi. Khi nói chuyện, hắt hơi, ho, sổ mũi, virus sẽ được lây truyền. Do đó, nếu người lớn bị bệnh cần tránh tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Để tránh lây lan bệnh, trẻ nhỏ khi bị sốt cần được cho nghỉ học và tránh đến những nơi đông người.

Ngoài ra, sốt siêu vi thường lây truyền gián tiếp qua các vật dụng ở nơi công cộng như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, hoặc cầm đồ chơi trẻ em. Đây là những vật dụng chứa dịch tiết chứa virus gây bệnh dễ lây bệnh.

Cách xử trí cơ bản

Đầu tiên, chườm trán và lau khô mồ hôi bằng khăn mát, nên để người bệnh nằm nơi thoáng mát.

- Có thể dùng viên hạ sốt như: Paracetamol 500mg 1viên/lần nếu nhiệt độ 38,5oC.

Thông thường, sau 7 ngày, bệnh nhân bị sốt siêu vi sẽ tự khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh sẽ dễ chuyển sang viêm phế quản phổi nếu không phát hiện và điều trị sớm.

- Nên bổ sung vitamin, uống bù nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu nhiều chất dinh dưỡng nhằm hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

sot sieu vi anh 4
Nên bổ sung vitamin, uống bù nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu nhiều chất dinh dưỡng nhằm hồi phục sức khỏe nhanh chóng

Đối với trẻ em, có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Chườm mát: Dùng khăn ấm để lau cơ thể trẻ nhằm giúp giảm sốt, nên để bé nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

Chống co giật: Dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật, đặc biệt là những bé có tiền sử co giật khi sốt cao.

Chống sốt siêu vi bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mũi bằng

Dùng natri clorid 0,9% để nhỏ mũi, vệ sinh sạch sẽ, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Sốt siêu vi nên ăn gì? Nên cho trẻ ăn thức ăn ấm, lỏng để dễ tiêu hóa như cháo, súp,… cho đến khi khỏe lại. Đồng thời nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh để hạ nhiệt cơ thể như rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền,…

Nên uống các loại nước ép hoa quả và trái cây như cam, dâu tây, chanh, xoài, chuối, … Sữa chua cũng là thực phẩm tốt cho tiêu hóa bạn nên bổ sung. Bên cạnh đó, cũng nên giảm các loại thực phẩm có nhiều đường.

Lưu ý: Dùng thuốc kháng sinh không giúp khỏi sốt siêu vi, bởi thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt virus.Trong một số trường hợp, dùng kháng sinh sẽ khiến rối loạn dạ dày, nặng hơn có thể tổn thương gan và thận.

Cách phòng ngừa bệnh sốt siêu vi

- Tránh việc thường xuyên tiếp xúc với người bệnh.

- Cần mang khẩu trang thường xuyên khi chăm sóc người bệnh.

- Ăn uống vệ sinh và sống trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ.

Khi xuất hiện một trong các biểu hiện sau, người bệnh cần kịp thời đến bệnh viện để khám chữa bệnh.

- Sốt cao, co giật.

- Ngủ nhiều, khó đánh thức.

- Nôn, ăn uống không được.

- Tiêu ra máu.

- Thở mệt, tím tái.

- Da và toàn thân xuất hiện chấm xuất huyết.

Trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh bệnh sốt siêu vi. Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ bạn đọc sẽ có thể nắm vững kiến thức về bệnh và có cách phòng tránh bệnh tốt nhất.

 

La Đặng

Tin liên quan

Sốt siêu vi ở trẻ em và những biến chứng khó lường

Sốt siêu vi ở trẻ em chuyến biến rất nhanh và có biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần nắm...

Sốt siêu vi – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốt siêu vi với người lớn là căn bệnh không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhưng...

Hy hữu bé 10 tháng mang 2 loại siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh

Bác sĩ bất ngờ khi phát hiện bé gái 10 tháng bị thủng thực quản, tràn mủ màng phổi, bởi...

'Căng mình' chống dịch sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và diễn biến rất phức tạp ở khắp các tỉnh, thành trên cả...

Sốt xuất huyết đang bùng phát 60 tỉnh thành, 6 người tử vong, người dân trị ngay “sát thủ giấu...

Thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết 6 tháng đầu năm 2019,...

Nóng nhất tuần: CSGT bị hất tung, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát

Nữ sinh 19 tuổi tử vong trong phòng trọ, CSGT bị hất tung, tai nạn giao thông nghiêm trọng, dịch...

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

Chăm sóc da khi đi du lịch là một thách thức đối với một số người nhưng điều đó trở...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

10 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

10 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 1 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 1 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 1 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 5 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 5 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 10 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình