Phụ Nữ Sức Khỏe

'Căng mình' chống dịch sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát và diễn biến rất phức tạp ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước, với 71.000 ca nhiễm bệnh, ít nhất 6 trường hợp tử vong

Theo quy luật thông thường từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết mới xuất hiện và đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Tuy nhiên, đến thời điểm này, do thời tiết bất thường, dịch bệnh sốt xuất huyết lan nhanh trên cả nước.

Số ca mắc bệnh tăng từng ngày

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy 6 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận khoảng 71.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, cao gấp hơn 3 lần so với năm 2018.

Tại phía Bắc, dịch sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp và đang có dấu hiệu lan nhanh, nhất là các địa phương phía Tây Hà Nội. Còn ở Hà Nội, từ đầu năm đến nay, có hơn 1.500 ca mắc tại 30 quận, huyện. Chỉ riêng tuần qua, ghi nhận thêm 162 trường hợp mắc mới. Số ca mắc đang tăng nhanh từng ngày.

Tại khu vực Bắc Trung Bộ, một trong những địa phương đang bị dịch sốt xuất huyết hoành hành là Quảng Trị. Riêng huyện miền núi Hướng Hóa, nơi giáp biên giới với Lào, xuất hiện hơn 400 trường hợp mắc sốt xuất huyết.

Trong khi đó, sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh ở 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam, với gần 50.000 người mắc, cao hơn 139% so với cùng kỳ năm 2018 (20.707 người). Trong đó, TP.HCM là nơi phát hiện nhiều ca mắc nhất, tiếp theo là các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai... Ở TP.HCM, 6 tháng qua, có 24.768 ca mắc, tăng 176% so với cùng kỳ năm ngoái (8.959 ca). Còn tại Bình Phước ghi nhận hơn 1.700 ca, tăng 142%.

13 tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng đang đối mắt với dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng đột biến. Tính đến ngày 30/6, tỉnh Kiên Giang đã có hơn 1.000 ca nhiễm sốt xuất huyết, đứng thứ 10/20 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Trong đó, địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết nhiều nhất là huyện đảo Phú Quốc với 510 ca, chủ yếu tập trung ở thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới.

Ở Cà Mau, dù chưa có báo cáo chính thức nhưng theo Sở Y tế tỉnh này, lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tăng mạnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Bác sĩ Lê Mộng Thúy, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin từ đầu năm đến nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị 91 ca, tăng 313,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Bạc Liêu là một trong những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết không nhiều nhưng tình hình cũng đang chuyển biến phức tạp. Trong tổng số 220 ca mắc ở tỉnh này, đa phần là số nhiễm mới trong tháng 6, đối tượng nhiễm bệnh chủ yếu là trẻ em.

Trẻ bị sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau. Ảnh: Vân Du.

Diễn biến bệnh rất phức tạp

Theo đánh giá chung của Bộ Y tế, diễn biến bệnh sốt xuất huyết là rất phức tạp, nhiều ca phải nằm điều trị dài ngày. Tính đến nay cả nước đã có 6 trường hợp tử vong.

Tại TP.HCM, những ngày qua, số ca mắc gia tăng khiến bệnh viện quá tải. Sáu tháng qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận khoảng 5.426 ca mắc sốt xuất huyết; trung bình mỗi ngày, tiếp nhận khoảng 140 ca, trong đó người lớn chiếm 83%.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, cho biết do diễn biến bệnh phức tạp, đến thời điểm này bệnh viện ghi nhận 1 ca tử vong, 4 ca nặng xin về. Hiện tại, bệnh viện đang điều trị 151 bệnh nhân bị sốt xuất huyết, trong đó 10 ca nặng đang thở máy.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, có hơn 2.300 trường hợp mắc sốt xuất huyết điều trị tại trung tâm từ đầu năm đến nay, trong đó 2 trường hợp đã tử vong.

"Dịch sốt xuất huyết đang bắt đầu vào mùa, diễn biến bệnh rất phức tạp. Người dân cần phát hoang môi trường xung quanh, đậy kín các dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để đề phòng muỗi đốt" - bác sĩ Phong khuyến cáo.

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng, các địa phương, ngành y tế gấp rút triển khai chiến dịch phòng, chống; kêu gọi người dân không được chủ quan. Ngay sau khi nắm tình hình dịch sốt xuất huyết bùng phát trên địa bàn, UBND huyện Hướng Hóa triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết trên toàn địa bàn. Chiến dịch kéo dài từ ngày 7/7 đến 7/8, huy động toàn ngành y tế, địa phương cùng nhân dân tham gia.

Ở Bạc Liêu, từ nay đến lúc khai giảng năm học mới 2019 - 2020, ngành y tế cùng các địa phương tăng cường các biện pháp truyền thông phòng, chống bệnh; giám sát chặt chẽ ổ bệnh cũ, chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ các cơ số thuốc, hóa chất và phương tiện phòng, chống dịch bệnh.

Ông Từ Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang, địa phương có 1.541 ca mắc sốt xuất huyết, nói sở này vừa báo cáo Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình dịch bệnh trên địa bàn và kế hoạch ứng phó. Theo ông Tuấn, cùng với việc thực hiện chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh An Giang chỉ đạo hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn giám sát các ca nhiễm; giám sát phát hiện sớm và xử lý ổ dịch kịp thời tại các khu vực có ca bệnh.

Người dân còn chủ quan

PGS-TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cảnh báo thời tiết nắng nóng và mưa nhiều, kèm theo hiện tượng nóng, lạnh thất thường thời gian qua là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Điều đáng lo ngại là người dân còn rất chủ quan trước dịch bệnh này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định tình hình thời tiết nắng nóng bất thường, mưa nhiều khiến bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng trong mùa hè.

Thế nhưng, nhiều địa phương chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho ngành y tế. "Một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng chống dịch; chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy); chưa đưa con, em, người thân trong gia đình đi tiêm chủng theo lịch hẹn, từ đó khiến tình trạng bệnh khó kiểm soát" - Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định thêm.

Nhấn mạnh việc "không có lăng quăng thì không có sốt xuất huyết", Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị toàn ngành y tế, các địa phương đẩy mạnh truyền thông, chủ động phòng chống dịch trước rồi mới đến chữa bệnh; từ đó đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh mùa hè.

N.DUNG

Theo Nhóm PV/Thế Giới Tiếp Thị

Tin liên quan

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Cần nhập viện khi thấy người bứt rứt, đau bụng, da lạnh, vã mồ hôi, tím tái, chảy máu mũi,...

Sốt siêu vi – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốt siêu vi với người lớn là căn bệnh không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhưng...

Sốt xuất huyết ở trẻ em và những điều cần biết

Sốt xuất huyết ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm và đang trở thành mối lo của nhiều...

6 hiểu nhầm “chết người” về bệnh sốt xuất huyết

TÌnh hình bệnh sốt xuất hiện vẫn diễn tra khá phức tạp tại các tỉnh phía Nam, còn tại Hà...

Những điều 'đại kỵ' với người bị sốt xuất huyết để khỏi mất mạng

Nhiều khu vực tại Hà Nội đang được cảnh báo là 'điểm nóng' có thể bùng phát dịch sốt xuất...

Cấp cứu bệnh nhân sốt xuất huyết dẫn đến giảm tiểu cầu trong máu, bác sĩ chỉ ra dấu hiệu...

Bệnh nhi 16 tuổi nhập viện được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue dẫn đến giảm tiểu cầu. Các bác...

Sốt xuất huyết hoành hành ở TP.HCM theo tốc độ đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa cùng sự biến đổi khí hậu khiến bệnh sốt xuất huyết tại TP.HCM ngày càng...

Tin mới nhất

Vất vả tuổi già chăm cháu, khi con dâu mang thai đứa thứ 3, tôi vội xách giỏ về quê...

26 phút trước

Trách vợ “sướng không biết điều” vì được mẹ chồng chăm lo nhưng nhìn bát cháo trên tay em, tôi...

27 phút trước

Thấy con trai tóc tốt không giống bố, chồng đòi xét nghiệm ADN và cái kết phũ phàng

29 phút trước

Nhập viện cấp cứu vì tai nạn phòng the đáng nhớ

4 giờ trước

Người vợ bị... thượng mã phong sau cuộc 'yêu', phải cấp cứu ngay trong đêm

5 giờ trước

Lỡ dại với vợ cũ, sáng hôm sau tôi bàng hoàng thấy người bên cạnh

6 giờ trước

Bạn thân về nước ghé nhà chơi, vài ngày sau dọn phòng thấy vết máu trên ga giường tôi giật...

6 giờ trước

Biết con gái yêu sớm, chồng tôi không trách còn có suy nghĩ này khiến mẹ con tôi ngỡ ngàng

6 giờ trước

Nghĩ dây chuyền vàng con dâu tặng đắt tiền nên tôi đi trả, lời nhân viên bán hàng nói khiến...

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình