Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt siêu vi – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốt siêu vi với người lớn là căn bệnh không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhưng đối với trẻ em, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng, chậm trễ có thể gây tử vong, vì thế cần phải được nhập viện theo dõi.

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi hay còn được gọi với tên khác là sốt virus. Đây là một loại bệnh cấp tính, thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu.

Sốt siêu vi thường gặp nhất là vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Thông thường, bệnh sẽ kéo dài từ 7 - 10 ngày, khi được điều trị tích cực sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Nhưng không vì thế mà mọi người chủ quan, bởi vì bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân sốt siêu vi

Sốt siêu vi do nhiều loại virus gây ra
Sốt siêu vi do nhiều loại virus gây ra

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sốt siêu vi là do bị nhiễm virus. Có nhiều loại virus gây bệnh sốt siêu vi như virus Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm... Tùy vào từng loại virus bị nhiễm mà sẽ gây ra các chứng bệnh khác nhau.

Những loại virus gây ra sốt siêu vi có cấu trúc đơn giản và kích thước rất nhỏ. Virus không thể sống được lâu ở môi trường bên ngoài, vì vậy chúng xâm nhập vào cơ thể của con người hay động vật, sử dụng các nguyên liệu của ký chủ để phát triển, sinh sản và gây bệnh. Chính vì vậy, mọi người cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể. Cũng như giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Với trẻ em cần hạn chế cho trẻ đưa đồ chơi vào miệng, mút tay…

Triệu chứng sốt siêu vi

Khi bị sốt siêu vi, người lớn và trẻ em sẽ có một số biểu hiện sau đây:

+ Sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 39 - 40 độ C, thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng.

+ Ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi.

+ Người mệt mỏi, chán ăn.

Riêng với với trẻ nhỏ thường có thêm biểu hiện là quấy khóc nhiều, bỏ bú. Với trẻ lớn hơn một chút, thường đau đầu, đau ở hai bên thái dương và sau gáy. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện nữa như là:

+ Trẻ bị chảy nước mắt, mắt đỏ, có ghèn và nhạy cảm với ánh sáng.

+ Đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.

+ Có thể bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da...

+ Nổi ban hoặc bọng nước. Phát ban thường xuất hiện sau khi triệu chứng sốt đã giảm, ở giai đoạn bắt đầu hồi phục.

Chính vì vậy, sốt siêu vi ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi diễn biến bệnh tình sát sao, cần cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau:

+ Sốt cao liên tục trên 2 ngày, kèm theo hiện tượng run rẩy bất thường, lạnh chân tay.

+ Có biểu hiện lơ mơ hoặc ngủ nhiều li bì, khó đánh thức.

+ Tím tái, thở mệt, toàn thân phát ban.

+ Đau bụng, nôn ói nhiều.

+ Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen hoặc bị giật mình, hoảng hốt.

Sốt siêu vi có lây không?

Sốt siêu vi có thể lây truyền từ người sang người
Sốt siêu vi có thể lây truyền từ người sang người

Bệnh sốt siêu vi có thể lây từ người sang người. Do đó, khi người lớn bị bệnh thì không nên tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Còn khi trẻ nhỏ bị sốt, các bậc phụ huynh hãy xin phép cho bé nghỉ học và không đến những nơi đông người.

Chủ yếu, bệnh sốt siêu vi lây qua đường hô hấp và đường tiêu hóa, thông qua các hoạt động như giao tiếp, ăn uống, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay dịch mũi của người bệnh. Ngoài ra, sốt siêu vi có thể lây truyền gián tiếp qua các vật dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, hay đồ chơi đối với trẻ em do có thể dính dịch tiết có chứa virus gây bệnh. Cũng chính vì vậy mà virus có thể lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng.

Sốt siêu vi nên ăn gì?

Khi bị sốt siêu vi, để nhanh khỏi bệnh thì bạn nên ăn các thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu nước

Nước có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ những chất độc và virus ra khỏi cơ thể. Vì thế, bên cạnh nước lọc, bạn cần ăn thêm các thực phẩm giàu nước từ nước trái cây tươi, trà ấm, súp gà, cháo loãng, nước hầm rau củ với thịt gà…

Trái cây tươi

Một số loại trái cây như cam, quýt, bưởi, dâu tây, dưa hấu, dứa, kiwi rất giàu lượng vitamin C và chất chống oxy hóa nên tốt cho hệ miễn dịch, giúp cơ thể bù lại kali bị mất do nôn ói hay đổ mồ hôi quá nhiều khi bị sốt. Hơn nữa, các loại trái cây họ cam quýt còn chứa hợp chất flavonoid giúp làm giảm tình trạng viêm sưng trong cơ thể và tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch.

Thực phẩm giàu Probiotic

Ăn nhiều thực phẩm giàu probiotic mỗi ngày với nhiều lợi khuẩn có thể làm giảm tình trạng sốt. Chính vì thế, để bổ sung probiotic bằng cách ăn hoặc uống sữa chua.

Thực phẩm giàu protein

Protein sẽ giúp tăng cường thêm năng lượng cho hệ miễn dịch để chống lại virus trong cơ thể bé. Ăn những thực phẩm như trứng, cá hấp, thịt gà mềm, thịt nạc băm nhuyễn nấu cháo… là cách bổ sung lượng protein tuyệt vời cho cơ thể.

Sốt siêu vi có tắm được không?

Các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến khích người bị sốt siêu vi nên tắm bằng nước ấm. Bởi tắm không chỉ có tác dụng giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giảm nhức mỏi cơ thể, mà tắm bằng nước ấm còn làm giãn mạch ngoại vi, giúp giảm sốt và tránh các cơn co giật một cách hiệu quả, nhất là đối với trẻ nhỏ. Do đó, các mẹ nên tắm cho bé với nước ấm trong bồn, nhưng phải luôn đảm bảo giữ ấm cơ thể của trẻ trước, trong và sau khi tắm.

Điều trị sốt siêu vi

Sốt siêu vi chủ yếu là điều trị triệu chứng
Sốt siêu vi chủ yếu là điều trị triệu chứng

 Hiện nay, điều trị sốt siêu vi hoặc cúm do virus chủ yếu là điều trị triệu chứng vì không có loại thuốc nào có thể giúp điều trị các bệnh nhiễm virus. Điều trị triệu chứng như ho, cảm lạnh, sốt có thể giúp người bệnh khỏe hơn và ngăn chặn việc phát triển biến chứng.

Tốt nhất, hãy cho người bệnh nhập viên sớm để bác sĩ kiểm tra nhiệt độ cơ thể của người bệnh thường xuyên. Khi sốt cao trên 38 độ C, cần phải uống thuốc hạ sốt như Paracetamol với liều 10 -15mg/kg/lần, các lần cách nhau từ 4-6h. Đồng thời, người bệnh cần mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi, dùng khăn ấm vắt ráo nước lau người, chú ý tới vùng nách, bẹn.

 

Tao Van

Tin liên quan

Nhận biết các biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ em như thế nào?

Niềm vui của các bậc cha mẹ khi thấy con mình mọc răng rất khó tả, đặc biệt khi bé...

Cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban thông thường

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh khác nhau nhưng có biểu hiện ban đầu tương đồng. Do đó...

6 hiểu nhầm “chết người” về bệnh sốt xuất huyết

TÌnh hình bệnh sốt xuất hiện vẫn diễn tra khá phức tạp tại các tỉnh phía Nam, còn tại Hà...

Ám ảnh những trẻ bỗng dưng vận động yếu, hạn chế nhận thức chỉ sau một cơn sốt

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, số ca số ca mắc viêm não/màng não...

Sai lầm khi hạ sốt của bố mẹ khiến bé trai 8 tháng tuổi chết não

Người bố đã trực tiếp lấy rượu công nghiệp có sẵn trong nhà để chà sát lên cơ thể em...

Uống nước mía có tăng cân không?

Nước mía là thức uống mùa hè phổ biến, được cả trẻ em và người lớn yêu thích do vừa...

Những tác động nghiêm trọng mới nhất từ biến đổi khí hậu với sức khỏe tâm thần con người

Theo một nghiên cứu mới, nhiệt độ khắc nghiệt do biến đổi khí hậu có thể làm tăng tỷ lệ...

Tin mới nhất

Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị

12 giờ trước

Báo động học sinh tự tử: Chuyên gia chỉ dấu hiệu cha mẹ cần quan tâm, giám sát con

12 giờ trước

Cẩn thận dùng điều hòa sai cách khiến trẻ méo mồm, liệt mặt nguy hiểm: Bác sĩ hướng dẫn cách...

1 ngày 6 giờ trước

Người lớn có bị tăng động, giảm chú ý? Chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biết khiến ai cũng thấy...

1 ngày 7 giờ trước

Những triệu chứng nhiễm giun thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm

1 ngày 18 giờ trước

10 đặc điểm tính cách hiếm có của những đứa trẻ sinh tháng 5

2 ngày 7 giờ trước

4 thứ tưởng vô hại nhưng tiềm ẩn rủi ro cho trẻ nhỏ

2 ngày 7 giờ trước

Bố đơn thân và hành trình nuôi con gái mắc bệnh Down

2 ngày 7 giờ trước

Nhiều người cấm con đọc truyện tranh nhưng không hay biết 9 điều đặc biệt

2 ngày 7 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình