Phụ Nữ Sức Khỏe

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị teo 'vùng kín'

Hầu hết phụ nữ đều không nhận ra mình mắc bệnh, chỉ cảm thấy âm đạo khô hơn, có cảm giác bị rát và ngại quan hệ tình dục.

Teo âm đạo là khi thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ bị viêm. Ảnh: Shutterstock.

Teo âm đạo không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây phiến toái và thiếu tự tin cho phụ nữ. Teo âm đạo là khi thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ bị viêm. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn tạo ra ít estrogen hơn, chẳng hạn thời kỳ trong và sau mãn kinh.

Teo âm đạo sẽ gây ra một số triệu chứng liên quan được gọi chung là hội chứng tiết niệu - sinh dục thời kỳ mãn kinh. Bạn có thể bắt gặp triệu chứng ở cả âm đạo và đường tiết niệu. Bao gồm:

  • Âm đạo khô hoặc rát
  • Ngứa ở bộ phận sinh dục
  • Tiết dịch âm đạo bất thường
  • Dễ bị nhiễm nấm âm đạo
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Cần đi tiểu thường xuyên
  • Khó nhịn tiểu (tiểu không tự chủ)
  • Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Khó chịu, khô rát hoặc chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục

Khô âm đạo thường là dấu hiệu đầu tiên. Nhiều phụ nữ có triệu chứng sau khi mãn kinh. Nhưng đôi khi gặp phải sớm hơn, ở thời điểm tiền mãn kinh. Teo âm đạo khá thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Có tới 40% người sau mãn kinh có triệu chứng.

Nguyên nhân gây teo âm đạo là từ sự sụt giảm nồng độ estrogen của cơ thể. Ở thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ có thể giảm đến 85%.

Khi cơ thể bạn có ít estrogen, các mô sinh dục trở nên mỏng manh hơn. Mãn kinh là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, nồng độ estrogen cũng có thể giảm do:

  • Thời kỳ cho con bú
  • Sử dụng thuốc kháng estrogen
  • Một số loại thuốc tránh thai có tính kháng estrogen mạnh
  • Phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng
  • Hóa trị
  • Xạ trị vùng chậu
  • Điều trị nội tiết tố

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị teo âm đạo như hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động, có thể làm giảm lưu lượng máu đến vùng âm đạo. Nó cũng làm giảm lượng estrogen tự nhiên trong cơ thể khiến bạn dễ bị teo âm đạo hơn.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ không sinh thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề liên quan hội chứng tiết niệu - sinh dục của thời kỳ mãn kinh hơn trường hợp từng sinh thường.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các yếu tố có liên quan tình trạng giảm estrogen của cơ thể. Thăm khám được thực hiện để kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài, âm đạo và cổ tử cung. Xét nghiệm nước tiểu cũng cần được thực hiện nếu bạn có vấn đề về tiết niệu.

Theo Tạp chí Tri Thức

Tin liên quan

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa mỗi ngày?

Uống sữa mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ tăng cường sức khỏe xương khớp đến...

Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ, độ 2 đã nặng chưa?

Bình thường gan chỉ chứa khoảng 3-5% mỡ, khi lượng mỡ trong gan vượt quá 5% sẽ sẽ phát sinh...

Tăng nguy cơ tai biến mạch máu gấp 5 lần do uống rượu

Cơn tăng huyết áp đột ngột, vữa xơ động mạch não và mảng vữa xơ bị nứt, gây xuất hiện...

Một sai lầm khi nấu nướng khiến mì chính thành 'chất độc'

Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng mì chính mất tác dụng điều vị và có...

Ai dễ bị nhồi máu cơ tim trong ngày Tết?

Cơ chế chấn thương có tác động lớn đến thời gian trở lại sân cỏ của các cầu thủ.

Phụ nữ chưa 'quan hệ' vì sao vẫn bị bệnh phụ khoa?

Viêm nhiễm phụ khoa có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, thông thường nhiều bệnh phụ khoa vẫn...

Mứt vỏ bưởi: Mẹo nhỏ giúp bưởi dẻo thơm, giòn sựt sựt mà còn tốt cho sức khỏe

Mứt vỏ bưởi là món ăn quen thuộc ngày Tết, bạn hoàn toàn có thể vào bếp thực hiện món...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình