Phụ Nữ Sức Khỏe

5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương

Sơ cứu gãy xương kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để phòng tránh các di chứng, thậm chí là để bảo vệ tính mạng.

Khi bị gãy xương, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như đau dữ dội ở vùng chấn thương, cảm giác đau ngày càng tăng lên khi cử động, vùng bị thương có thể bị bầm tím hay biến dạng, máu chảy nhiều tại chỗ bị thương, xương chọc ra ngoài da…

Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể khiến người bị thương tàn phế suốt đời, thậm chí là tử vong.

Theo BS. Đinh Văn Chỉnh - Bệnh viện đa khoa Medlatec, mục đích của sơ cứu gãy xương là hạn chế đến mức tối đa mức độ thương tổn cho người bị, từ đó phòng tránh được các di chứng sau này cũng như đảm bảo an toàn cho tính mạng.

Trong mọi trường hợp gãy xương đều cần sơ cứu kịp thời, đặc biệt trong một số trường hợp sau cần phải thực hiện sơ cứu gãy xương cho nạn nhân nhanh chóng và gọi cấp cứu càng sớm càng càng tốt.

- Nạn nhân không thể cử động kèm theo dấu hiệu khó thở, không thở được.

- Xương gãy đâm xuyên qua da khiến nạn nhân bị chảy máu nhiều.

- Cảm giác chi ngắn lại, biến dạng và các ngón tay/ chân tê liệt, xanh tím.

- Vị trí chấn thương bị bầm tím, sưng nề và đau khi chạm vào hoặc cử động.

- Nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương cổ, đầu hoặc lưng.

- Nạn nhân giảm hoặc không thể cử động, vận động.

- Nạn nhân bị sốc với các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu,… thường xảy ra khi bị gãy xương chậu, gãy xương đùi,…

Một số kiểu gãy xương thường gặp (Ảnh minh họa)

Các bước sơ cứu gãy xương

Trong lúc chờ đợi dịch vụ y tế khẩn cấp, có thể sơ cứu gãy xương cho nạn nhân theo các bước sau.

- Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân thông qua nhịp thở, nhịp đập của mạch và trạng thái (tỉnh táo, lơ mơ hay kích động). Đồng thời, đánh giá mức độ thương tổn của mạch máu và các cơ quan, bộ phận ngay tại vị trí xương bị gãy bằng cách quan sát và sờ tay nhẹ.

- Sử dụng nẹp hoặc cây gỗ, thanh tre để cố định xương bị gãy. Lưu ý là nẹp sẽ được cố định ở phần phía trên và phía dưới xương bị gãy, đảm bảo nẹp chắc chắn và dính chặt vào chi hoặc cơ thể thành một khối. Nếu xương gãy hở thì nắn chỉnh xương lại đúng vị trí, sau đó cầm máu, băng vết thương rồi mới thực hiện nẹp. Lưu ý là lót một tấm vải hoặc gạc lên xương và nẹp để vết thương không bị viêm nhiễm.

- Trường hợp gãy xương tay chân thì sẽ cố định tay chân ở tư thế cơ năng, tức là tay gập 90 độ và chân duỗi thẳng.

- Sau khi cố định xương bị gãy thì kiểm tra lại mạch máu bên dưới điểm cố định để xem máu có lưu thông hay không. Nếu thấy phần dưới này bị tím tái thì khả năng cao là máu lưu thông kém, cần phải chỉnh sửa lại nẹp.

- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý là hạn chế xê chuyển nạn nhân và chạm vào vùng cơ thể bị chấn thương, gãy xương.


Sơ cứu gãy xương kịp thời và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi sơ cứu gãy xương

- Khi cố định xương bị gãy, trường hợp không rõ kỹ thuật nắn chỉnh thì không nên kéo xương về trục thẳng vì việc này có thể khiến nạn nhân đau đớn và bị sốc do đau.

- Sau khi cố định xương bị gãy thì phải kiểm tra mạch máu ở phía dưới để đảm bảo máu tuần hoàn tốt, tránh tình trạng máu không lưu thông đến, gây tím tái và hoại tử.

- Với vết thương hở và chảy máu thì cần vệ sinh vết thương và cầm máu trước, sau đó mới tiến hành cố định xương.

- Nếu xương bị gãy và lộ ra ngoài thì không được đặt nẹp trực tiếp lên xương mà phải lót vải, gạc, băng vào đầu xương và nẹp trước, sau đó mới thực hiện cố định xương.

- Không nên cởi quần áo của nạn nhân, trường hợp buộc phải cởi thì phải cởi nhẹ nhàng từ bên không bị gãy qua. Tốt nhất vẫn là dùng dao kéo để cắt quần áo, giúp vết thương lộ ra.

Theo Thúy Ngà/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son phẫu thuật thành công, bắt đầu vận động nhẹ, khẳng định sẽ sớm trở lại

18h chiều 6/1, sau khi đáp chuyến bay từ Thái Lan, Nguyễn Xuân Son được đưa về Trung tâm Chấn...

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng khả năng sinh sản?

Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát và điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản...

Người bị cao huyết áp nên nằm nghiêng bên nào?

Tư thế ngủ là một trong những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến tình trạng huyết áp của người...

Xuân Son đã vận động được bàn chân, ngón chân sau phẫu thuật

GS.TS.BS Trần Trung Dũng cho biết thời gian cuộc phẫu thuật kéo dài hơn mức bình thường. Tuy nhiên, ca...

Chấn thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu

Sau khi tiến hành kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn, các chuyên gia xác định vết thương của Xuân...

Bí quyết đi chợ để mua thực phẩm tươi ngon nhất

Thời điểm, cách lựa chọn thực phẩm chẳng những quyết định hàm lượng dinh dưỡng món ăn mà còn đảm...

Ăn dầu tỏi, chuyện gì xảy ra?

Ăn dầu tỏi giúp đẹp da và chống nhiễm trùng.

Tin mới nhất

Nam thanh niên suýt mù vì đèn laser chiếu thẳng vào mắt 2 giây

47 phút trước

Kết quả xếp hạng 48 bệnh viện để người dân được hưởng tối đa BHYT

49 phút trước

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về virus HMPV tại Trung Quốc

1 giờ trước

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời về việc đưa vaccine sốt xuất huyết vào tiêm chủng mở rộng

1 giờ trước

Bệnh viện Chợ Rẫy cơ sở 2 dự kiến hoàn thành vào năm 2030

1 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 9/1/2025: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, Hà Tĩnh - Bình Định có nơi...

9 giờ trước

Đức Phật dạy điều gì về cách kiếm tiền và tiêu tiền?

1 ngày 1 giờ trước

Người sắp qua đời thường trăn trối điều gì?

1 ngày 1 giờ trước

6 "bẫy tiêu dùng" cận Tết khiến nhiều người mất tiền oan

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình