Vấn đề 1. Trẻ dễ bị cảm lạnh có phải là do thể chất kém?
Theo thống kê lâm sàng của các bác sĩ chuyên khoa, thường xuyên có nhiều bậc phụ huynh khi đưa con đến khám bệnh hoặc đơn thuần là xin tư vấn đều thắc mắc: Bé ở nhà cứ khoảng 2 đến 3 tháng thì bị cảm một lần, như vậy có phải là do thể chất của bé kém, có cần làm các kiểm tra gì không?
Thực tế, trẻ từ 6 tháng tuổi cho đến 6 tuổi, trong một năm có thể bị cảm từ 6 đến 8 lần (thời tiết dễ cảm mạo như mùa đông thì thậm chí mỗi tháng trẻ còn bị cảm một lần). Như vậy, con số này vẫn là hiện tượng bình thường, không nhất thiết liên quan đến thể chất.
Nguyên nhân là do trong các hoàn cảnh khác nhau thì trẻ vẫn có nguy cơ tiếp xúc với độc bệnh, và nếu bố mẹ chăm sóc không được chu toàn thì chuyện trẻ thường bị cảm lạnh cũng không phải vấn đề nghiêm trọng. Điều cần quan tâm là người lớn nên sớm nhận ra dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh để có biện pháp xử lý thỏa đáng.
Vấn đề 2. Vì sao khi đi nhà trẻ thì trẻ càng dễ bị cảm hơn?
Không ít người đều phát hiện một vấn đề rằng khi trẻ còn ở nhà thì rất ít khi bị cảm, nhưng từ lúc bắt đầu vào nhà trẻ thì thường xuyên mắc chứng bệnh này. Các chuyên gia sức khỏe trẻ em trên trang Baby lý giải: Đi nhà trẻ nghĩa là trẻ bước vào một môi trường tập thể, các bé tiếp xúc lẫn nhau nên càng dễ bị lây truyền hơn.
Mặt khác, ban đầu có thể do trẻ chưa thật thích ứng với hoàn cảnh mới, tinh thần căng thẳng, ít uống nước v.v… đều có thể khiến trẻ bị cảm nhiều hơn trước đó. Quan trọng là bố mẹ cần phối hợp với thầy cô giáo để sớm tìm ra nguyên nhân cảm lạnh ở trẻ.
Vấn đề 3. Khi nhận ra dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh thì nên lập tức cho trẻ uống thuốc?
Người lớn khi bị cảm thường có thói quen tự mua thuốc về uống vì cho rằng đây là bệnh nhẹ thông thường, vậy còn trẻ nhỏ thì sao? Thực tế, nếu ngoài dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh mà không có bất thường nào khác thì đa số là do cảm nhiễm độc bệnh tạo thành, hầu như trẻ có thể tự thuyên giảm nếu được chăm sóc tốt.
Tốt nhất không nên tùy tiện cho trẻ dưới 2 tuổi uống thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, hiện tượng ho khi bị cảm chính là một cơ chế tự bảo vệ của trẻ, bố mẹ có thể làm sạch dịch tiết ra ở đường hô hấp cho trẻ mà không cần thiết dùng thuốc trị ho.
Vấn đề 4. Trẻ bị cảm lạnh phải uống kháng sinh?
Đa số cảm lạnh đều do viêm nhiễm độc bệnh gây ra, trong khi đó thuốc kháng sinh lại không thể đạt hiệu quả điều trị căn nguyên này, huống hồ trẻ uống kháng sinh còn dễ bị dị ứng hoặc phản ứng kháng thuốc về sau.
Trừ trường hợp chứng cảm lạnh của trẻ kéo dài quá lâu và có biểu hiện nặng hơn thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Ở đây, bác sĩ chuyên khoa cần kiểm tra để biết nguyên nhân cụ thể và chỉ định dùng thuốc phù hợp cho trẻ.
Vấn đề 5. Cảm lạnh có dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ?
Như đã nói, hầu như cảm lạnh đều có thể tự khỏi và thông thường sẽ không kéo theo tình huống xấu nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy vậy, bên cạnh các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh mà có kèm các triệu chứng khác như viêm tai giữa, viêm khí quản, viêm phổi v.v… thì cần sớm đưa trẻ đến bệnh viện.
Vấn đề 6. Trong nhà có người bị cảm lạnh, làm sao phòng ngừa trẻ bị lây nhiễm?
Người bệnh trong gia đình nên chú ý siêng rửa tay để tránh lây nhiễm khi tiếp xúc với trẻ. Lúc ho, hắt hơi, xì mũi đều phải cách xa trẻ ra và có khăn riêng để sử dụng. Nhất là với trẻ còn quá nhỏ, người đang bị cảm tốt nhất không nên ôm hay bế bồng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Nguồn: http://baby.39.net/a/160105/4753558.html