Phụ Nữ Sức Khỏe

Làm thế nào để phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ?

Để phòng ngừa cảm lạnh, căn bệnh dường như luôn lan truyền qua các trường học và nhà trẻ vào thời điểm này trong năm, phụ huynh thường sử dụng nhiều chiến lược khác nhau, trong số đó có những chiến lược không được sự ủng hộ của khoa học.

Khảo sát quốc gia về Sức khỏe trẻ em của Bệnh viện Nhi đồng C.S. Mott tại Đại học Michigan, Mỹ, đã khảo sát 1.119 phụ huynh có ít nhất một con từ 5 đến 12 tuổi.

Câu trả lời cho thấy gần như tất cả các bậc cha mẹ đều sử dụng ít nhất một chiến lược đã được kiểm nghiệm như rửa tay để giữ cho trẻ khỏe mạnh, song hơn một nửa cũng dựa vào những lời khuyên và bổ sung đã lỗi thời.

“Tin tốt là phần lớn các bậc cha mẹ biết và đang thực hành các chiến lược đã được chứng minh để giúp giảm cả sự lây lan của cảm lạnh và nguy cơ con của họ bị cảm lạnh”, BS. Gary L. Freed, đồng chủ nhiệm cuộc khảo sát cho biết. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều cha mẹ có hiểu biết vẫn đang sử dụng các phương pháp không được chứng minh là giúp giữ cho trẻ khỏe mạnh”.

Ảnh minh họa: Internet

Những hiểu lầm sẽ không ngăn ngừa cảm lạnh

Cuộc thăm dò cho thấy 71% phụ huynh được khảo sát tuân theo những gì mà các nhà nghiên cứu gọi là “lời khuyên dân gian”, chẳng hạn như không cho trẻ ra ngoài khi tóc đang ướt, hoặc khuyến khích trẻ chơi trong nhà nhiều hơn khi trời lạnh.

Nhưng những ý tưởng này xuất phát từ thời trước khi chúng ta biết rằng vi trùng – chứ không phải đầu ướt hay thời tiết lạnh - là nguyên nhân gây cảm lạnh.

“Cảm lạnh hay gặp hơn vào mùa đông, vì vậy mọi người mặc định rằng trời lạnh gây ra cảm lạnh hoặc khiến bạn dễ mắc cảm lạnh”, BS. Elizabeth Meade, người phát ngôn của Hội Nhi khoa MỸ lý giải. “Tuy nhiên, về mặt sinh lý mà nói thì bạn không thể bị cảm lạnh chỉ vì bị lạnh”.

Điều trớ trêu là lý do thực sự khiến cảm lạnh phổ biến hơn vào mùa đông là vì chúng ta ở trong nhà nhiều hơn, khiến có nhiều cơ hội hơn để “nhận được” vi trùng từ người khác trong không gian chật hẹp.

Hơn một nửa số phụ huynh được khảo sát cũng sử dụng các chế phẩm bổ sung, chẳng hạn như vitamin C, kẽm và echinacea - trong một nỗ lực để tăng cường hệ miễn dịch cho con.

Tuy nhiên, không sản phẩm nào trong số này được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh. Chúng được bán rất nhiều trên thị trường, nhưng chúng chưa được chứng minh là có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các sản phẩm bổ sung không chịu sự quản lý của FDA trước khi bày bán.

“Bạn không biết chính xác sẽ nhận được lượng hoạt chất là bao nhiêu hoặc liệu có bất kỳ chất nào khác bị pha vào sản phẩm hay không”, BS. William Schaffner, Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt ở Columbia nhắc nhở.

Những chiến lược phòng ngừa đã được chứng minh

Bản năng phải làm mọi thứ có thể để giữ cho trẻ khỏe mạnh là rất đúng đắn: Trẻ dưới 6 tuổi bị trung bình 6 – 8 đợt cảm lạnh mỗi năm. Thậm chí những trẻ lớn hơn cũng có xu hướng bị cảm lạnh hàng năm nhiều hơn người lớn, trung bình 2 – 4 lần mỗi năm, theo CDC.

Và cuộc thăm dò mới cho thấy rằng trong khi các chiến lược chưa được chứng minh vẫn còn phổ biến, thì phụ huynh cũng đang làm rất nhiều việc đúng. 99% các bậc cha mẹ tập trung vào những thói quen vệ sinh cá nhân để phòng tránh cảm lạnh, một cách đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng.

Mặc dù không có gì đảm bảo chắc chắn sẽ ngăn ngừa bệnh, có một số chiến lược mà các chuyên gia đồng ý là sẽ tăng cơ hội duy trì sức khỏe trong mùa lạnh:

- Rửa tay thường xuyên. Đứng đầu trong số những việc mà bạn có thể làm để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng là rửa tay thường xuyên và làm điều đó đúng cách. Dạy cho trẻ biết rằng kỹ thuật rửa tay đúng cách có nghĩa là sử dụng xà phòng và nước, và cọ rửa trong 20 giây (thời gian cần thiết để hát hai lần bài Chúc mừng sinh nhật). Và không dùng xà phòng kháng khuẩn.

- Vệ sinh đồ chơi và các bề mặt trong nhà. Vi trùng có thể sống trên bề mặt hàng giờ hoặc thậm chí đôi khi là nhiều ngày. Vì vậy, nếu ai đó trong nhà bạn bị ốm, hãy vệ sinh các bề mặt thường xuyên chạm vào (như tay nắm cửa, công tắc đèn, vòi nước) nhiều lần trong ngày.

Ảnh minh họa: Internet

- Tránh xa những người bị ốm. 85% phụ huynh được khảo sát trong cuộc thăm dò mới cho biết họ cố gắng giữ con tránh xa những người bị ốm và 60% cho biết họ sẽ bỏ qua buổi đi chơi nếu đứa trẻ kia bị ốm. Đó là một chiến lược thông minh để phòng chống cảm lạnh.

- Không dùng chung đồ ăn thức uống. Khi trẻ nhất đồ ăn từ túi hoặc bát chung, đưa tay lên miệng và sau đó lại nhặt đồ ăn, vi trùng sẽ có một con đường dễ dàng để chu du khắp nơi. Hãy chắc chắn rằng mỗi trẻ đều có phần ăn riêng và không uống trong cốc hoặc chai của nhau.

- Giữ tay xa khỏi miệng và mũi. Vi trùng có thể đi vào cơ thể qua niêm mạc. Trẻ càng ít đưa ngón tay vào miệng hoặc mũi, vi trùng càng ít cơ hội xâm nhập.

- Tuân thủ những thói quen lành mạnh. Trong mùa lạnh, việc thực hiện các thói quen lành mạnh là quan trọng hơn bao giờ hết, như ăn uống tốt và ngủ nhiều. Khi trẻ bị quá sức, chúng sẽ dễ bị bệnh hơn.

Theo Cẩm Tú/Dân Trí

Tin liên quan

Chuyên gia cảnh báo hãy dừng ngay thói quen hôn, mớm cơm cho trẻ

Viêm dạ dày thường biết đến là bệnh của người lớn. Tuy nhiên hiện nay nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh...

Bé 5 tuổi liên tục đau bụng, ợ chua, bố mẹ tá hoả khi biết con mắc căn bệnh tưởng...

Bệnh nhi B.G.B (5 tuổi, quê Sơn Dương, Tuyên Quang) vào viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, ợ...

Các hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì

Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể các em có những thay đổi không chỉ về sinh lý mà...

Phòng bệnh cho trẻ trong dịp Tết cùng Thạc sĩ Bác sĩ Đinh Thạc

Thạc sĩ Bác sĩ Đinh Thạc sẽ có buổi giao lưu trực tuyến và giải đáp thắc mắc cùng bác...

Thận trọng khi cho trẻ viêm họng cấp uống kháng sinh

70-80% trường hợp viêm họng dùng kháng sinh, kháng viêm ngay từ đầu không có tác dụng mà còn có...

Trị ho cho trẻ bằng món cam nướng cha mẹ tự làm tại nhà, đơn giản nhưng cực kỳ hiệu...

Các triệu chứng ho khan, ngứa rát cổ họng ở trẻ sẽ nhanh chóng thuyên giảm nhờ bài thuốc dân...

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh: 'Những trẻ có EQ tốt sẽ biết cách khéo léo giải quyết và phát triển...

Một số cha mẹ có thể nhầm lẫn EQ là IQ, nhưng đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác....

Tin mới nhất

Dù có ngon mát đến mấy nhưng 6 kiểu người này không nên ăn dưa hấu

8 giờ trước

Mùa mưa đến, kiến ba khoang 'hoành hành', hàng trăm người ở TP.HCM biến dạng da vào viện cầu cứu...

9 giờ trước

TP.HCM ghi nhận nhiều ca mắc viêm não tự miễn, viện phí hơn tỷ đồng

14 giờ trước

Món 'đặc sản' khiến một người bị sán ký sinh khắp cơ thể

14 giờ trước

Dân văn phòng đau dạ dày cần tránh xa 3 loại đồ uống này, ngon đến mấy cũng chớ dại...

15 giờ trước

5 thói quen ăn bún phở gây hại cho sức khỏe, 80% người Việt mắc phải mà chẳng hay

1 ngày 9 giờ trước

Các biện pháp tránh thai của phi tần Trung Hoa

1 ngày 9 giờ trước

Tế bào gan bị hủy hoại vì dùng thuốc không rõ nguồn gốc

1 ngày 9 giờ trước

Sản phụ 24 tuổi có tới 2 tử cung

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình