Ngải cứu là loại thảo dược phổ biến ở Việt Nam. Ngải cứu thuộc loại cây cỏ có màu xanh – bạc ở thân, lá có màu vàng xanh và hoa có màu vàng nhạt. Vì đặc tính thích nghi tốt với nhiều điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau.
Ngải cứu có tác dụng gì?
Những tác dụng mà ngải cứu mang lại chủ yếu là do những hợp chất có chứa bên trong như Thujone, Artemisinin, Chamazulene.
Ngải cứu được sử dụng trong điều trị các vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, trào ngược dạ dày, các bệnh lý ở bàng quang. Bên cạnh đó, một số tác dụng khác của ngải cứu được ứng dụng để điều trị hạ sốt, bệnh gan, trầm cảm, đau cơ, giảm trí nhớ hoặc nhiễm giun. Tác dụng giảm viêm của ngải cứu còn được sử dụng trong điều trị bệnh Crohn và bệnh thận IgA.
Dầu ngải cứu còn có thể được sử dụng để thoa trực tiếp lên da trong bệnh lý viêm khớp hoặc bị côn trùng cắn vì tác dụng giảm đau của các hợp chất có trong cây ngải cứu.
Bà bầu có được ăn ngải cứu không?
Ngải cứu giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là folate - chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phát triển dây thần kinh não, tránh dị tật bẩm sinh của thai nhi. Tuy nhiên, hợp chất Thujone trong ngải cứu có thể gây kích thích co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non và có thể là nguyên nhân gây nên suy thận hoặc làm nặng nề tình trạng suy thận ở bà bầu.
Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu thời điểm này ăn ngải cứu có thể khiến tình trạng tử cung co bóp, đẩy thai nhi ra ngoài gây sảy thai.
Còn đối với bà bầu từ 4 tháng trở đi, nếu vẫn muốn ăn ngải cứu có thể hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có được ăn hay không. Nếu được bác sĩ chỉ định có thể được ăn ngải cứu thì mẹ bầu có thể ăn 1 - 2 lần/ tháng, mỗi lần có thể ăn 3 - 5 ngọn. Tuy nhiên, việc được ăn ngải cứu hay không sẽ do bác sĩ dựa vào thể trạng của từng mẹ bầu quyết định.
Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào có thể khẳng định được ăn ngải cứu khi mang thai là an toàn. Ở một vài nghiên cứu trên chuột, khi cho động vật này ăn ngải cứu cũng có thể gây sảy thai ở chuột. Vì vậy, bà bầu muốn ăn ngải cứu cần hết sức cẩn trọng.